Bạn có bao giờ thắc mắc một bảng cân đối kế toán là gì cũng như nó có ý nghĩa thế nào đối với các doanh nghiệp không? Thông qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm, mục đích và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán.
Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ qua về khái niệm của một bảng cân đối kế toán. Hiểu một cách đơn giản thì bảng cân đối kế toán có nghĩa là:
Là một báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp, thông qua báo cáo này ta có thể thấy được khái quát toàn bộ tài sản cũng như nguồn vốn ban đầu hình thành nên các tài sản của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm).
Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần riêng biệt là “Tài sản” và “Nguồn vốn”:
+ Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện hữu của doanh nghiệp tính đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại trong tất cả giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh.
+ Phần “Nguồn vốn” thể hiện nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp được tính đến cuối kỳ hạch toán, phản ánh thực trạng tài chính cũng như tính chất hoạt động của doanh nghiệp đó
Cũng như các loại hình báo cáo khác, bảng cân đối kế toán cũng cần phải tuân thủ theo một số quy định chung nhất định. Dưới đây là một số quy tắc chung được trích theo Thông tư 200-2014-TT-BTC (22/12/2014)
Nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh cũng như các luồng tiền của một doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán phải cung cấp đủ những thông tin như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lãi, lỗ, các luồng tiền,….
Ngoài ra còn cần một số thông tin khác để giải trình về vấn đề chi tiêu đã nêu trên các Báo cáo tài chính tổng hợp.
Việc lập bảng cân đối cần phải tuân theo năm quy định của Luật kế toán và Luật doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán theo quy định được lập theo niên độ kế toán năm (đủ 12 tháng) hoặc có thể bổ sung lập bảng cân đối kế toán giữa kỳ (bán niên) theo yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp
Ngoài các yêu cầu chung về kỳ lập bảng cân đối kế toán theo Luật thì chủ sở hữu có thể lập bảng cân đối kế toán theo tuần, tháng, quý, 6 tháng hoặc 9 tháng theo nhu cầu quản lý.
Đối với các Doanh nghiệp có các đơn vị trực thuộc phải thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất
Tất cả các Doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp đều phải lập báo cáo tài chính nhất là các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước hoặc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối
Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng trên thì khuyến khích lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
Những đơn vị không tự lập Báo cáo tài chính mà thuê dịch vụ thì người hành nghề cần phải ký, ghi rõ số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Việc sắp xếp trình bày thông tin cũng có những yêu cầu ví dụ như:
Cần phải phản ánh trung thực, hợp lý về tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Cần đầy đủ các thông tin để người sử dụng có thể hiểu rõ về bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch. Một số khoản mục còn cần thêm các thông tin về chất lượng, yếu tố cũng như tình huống ảnh hưởng tới bản chất của nó
Trình bày trung thực, không thiên vị khi lựa chọn mô tả thông tin tài chính, không sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo.
Thông tin tài chính cần phải thích hợp để người sử dụng đưa ra các sự đoán phân tích quyết định kinh tế.
Trình bày đầy đủ các khía cạnh trọng yếu, đảm bảo có thể kiểm chứng và dễ hiểu về mặt thông tin.
Trình bày nhất quán, so sánh giữa các kỳ kế toán cũng như các doanh nghiệp với nhau.
Ngoài những quy định chung được nhắc đến ở mục số 2, việc lập Bảng cân đối kế toán vẫn có những quy tắc riêng của nó bắt buộc các doanh nghiệp, các đơn vị cần phải tuân thủ một các vô cùng chặt chẽ như:
Cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính đã được quy định trong Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” cũng như một số chuẩn mực khác có liên quan.
Các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả cần được trình bày riêng biệt thành dài hạn và ngắn hạn, phụ thuộc vào thời hạn của chu kỳ kinh doanh cụ thể như sau (chu kỳ trong vòng 12 tháng và chu kỳ 12 tháng trở lên)
Cần phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của chúng.
Tài sản không được cao hơn giá trị có thể thu hồi, nợ không được thấp hơn mức nghĩa vụ phải thanh toán.
Khi lập Bảng giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc, cấp trên cần phải loại bỏ hoàn toàn các số dư của khoản mục phát sinh từ giao dịch nội bộ như khoản thu thu, trả, khoản vay nội bộ giữa các cấp đơn vị với nhau.
Chỉ thực hiện bù trừ tài sản và nợ khi chúng liên quan tới cùng một đối tượng, có vòng quanh nhanh và thời gian đáo hạn ngắn, đều phát sinh từ một giao dịch và sự kiện cùng loại.
Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy mối quan hệ cân đối giữa phần tài sản và phần nguồn vốn, giúp làm rõ tình hình huy động vốn và nguồn vay nợ. Cụ thể như sau:
Mặt pháp lý: Phản ánh toàn bộ giá trị của tài sản hiện có thuộc diện quản lý và sử dụng của doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo.
Về mặt kinh tế: Phản ánh quy mô các loại vốn, tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hai hình thái là vật chất và phi vật chất.
Mặt pháp lý: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có vào thời điểm báo cáo. Từ đó cho biết các doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với các khoản nợ là bao nhiêu.
Mặt kinh tế: Số liệu ở phần này thể hiện được quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được huy động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. Nhờ vậy mà có thể đánh giá khái quát mức độ tự chủ và khả năng rủi ro tài chính của một doanh nghiệp.
Việc lập bảng cân đối kế toán rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên thì nó vẫn có một số hạn chế nhất định. Ví dụ như:
Vì bảng cân đối được lập theo nguyên tắc giá gốc nên khá là khó để có thể khớp giữa giá trị tài sản sổ sách với giá trị tài sản trên thị trường.
Bảng cân đối chỉ phản ánh số liệu tại thời điểm lập báo cáo tài chính (cuối hoặc đầu kỳ), vì thế sẽ rất khó để có thể đánh giá sự vận động của các loại tài sản và nguồn vốn theo thời kỳ hoặc theo giai đoạn cụ thể.
Mỗi doanh nghiệp vào mỗi thời điểm khác nhau sẽ có cách tài trợ tài sản lưu động khác nhau. Thông qua việc tham khảo, xem xét các mối quan hệ trong bảng cân đối kế toán mà các doanh nghiệp có thể tự đánh giá tình hình tài chính của mình để có thể điều chỉnh và lựa chọn những chính sách phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?