Kỹ năng mềm là những kỹ năng phi kỹ thuật liên quan đến cách bạn làm việc. Chúng bao gồm cách bạn tương tác với đồng nghiệp, cách bạn giải quyết vấn đề và cách bạn quản lý công việc của mình. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về kỹ năng mềm là gì, các kỹ năng mềm bằng tiếng Anh, các loại kỹ năng mềm, và cách để phát triển kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm (Soft skills) liên quan đến cách bạn làm việc. Các kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng tương tác giữa các cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, quản lý thời gian và sự đồng cảm, cùng những kỹ năng khác.
Các nhà quản lý tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng mềm đây là yếu tố ko thể thiếu ở những người thành công trong công việc.Một cá nhân nào đó thể xuất sắc với các kỹ năng kỹ thuật, công việc cụ thể, nhưng nếu họ không thể quản lý thời gian hoặc làm việc trong một nhóm, họ có thể sẽ không thành công ở nơi làm việc.
Như đã đề cập đến ở trên, các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên toàn diện, có kỹ năng chuyên môn tốt, đồng thời cũng sở hữu những kỹ năng mềm tuyệt vời. Xét cho cùng, hầu hết mọi công việc đều yêu cầu cá nhân phải tương tác với những người khác theo một cách nào đó.
Một lý do khác khiến các nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng mềm đó là kỹ năng mềm là những kỹ năng có thể chuyển giao và áp dụng trong rất nhiều các công việc khác nhau. Những ứng viên có kỹ năng mềm tốt là những nhân viên rất dễ thích nghi với môi trường làm việc mới và có thể xử lý tốt những tình huống phát sinh.
Kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng trong các công việc phải thường xuyên làm việc với khách hàng. Người làm những công việc này cần có một số kỹ năng mềm để có thể lắng nghe khách hàng và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của họ.
Kỹ năng mềm bao gồm các thuộc tính cá nhân, đặc điểm tính cách và khả năng giao tiếp cần thiết để thành công trong công việc. Kỹ năng mềm đặc trưng cho cách một người tương tác trong các mối quan hệ của họ với những người khác.
Các kỹ năng mềm quan trọng bao gồm:
+ Adaptability: Khả năng thích ứng
+ Communication: Khả năng giao tiếp và tương tác
+ Creative thinking: Tư duy sáng tạo
+ Dependability: Độ tin cậy
+ Work ethic: Trách nhiệm trong công việc
+ Teamwork: Làm việc nhóm
+ Positivity: Sự lạc quan
+ Time management: Kỹ năng quản lý thời gian
+ Motivation: Động lực
+ Problem-solving: Kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Critical thinking: Tư duy phản biện
+ Conflict resolution: Kỹ năng giải quyết xung đột
Không giống như các kỹ năng cứng có thể học được từ sách vở, kỹ năng mềm tương tự như cảm xúc, cho phép một người “đọc vị” những người khác. Kỹ năng mềm khó học hơn nhiều. Chúng cũng khó đo lường và đánh giá hơn nhiều. Bởi vậy, một số chương trình đào tạo kỹ năng làm việc luôn bao gồm cả các kỹ năng mềm. Những nhà tuyển dụng có thể thảo luận về các kỹ năng mềm để người tìm việc biết chúng là gì và tầm quan trọng của việc làm nổi bật chúng trong CV xin việc.
Nếu bạn đã làm việc được một thời gian, rất có thể bạn đã phát triển được một số kỹ năng mềm. Ví dụ, nếu bạn đã làm việc trong lĩnh vực bán lẻ, chắc chắn bạn đã làm việc nhóm rất nhiều. Nếu bạn đã giúp những khách hàng không hài lòng tìm ra cách giải quyết vấn đề của họ thì bạn đã sử dụng kỹ năng giải quyết xung đột và giải quyết vấn đề.
Nếu bạn mới đi làm, hãy nghĩ đến những hoạt động khác mà bạn đã tham gia trong quá trình còn ngồi trên giảng đường hoặc khi tham gia các hoạt động tình nguyện. Rất có thể bạn đã phải giao tiếp, thích ứng với những sự thay đổi và giải quyết một vài vấn đề.
Bạn cũng có thể phản ánh về các kỹ năng mềm mà bạn cần phát triển. Ví dụ, thay vì chỉ thảo luận các vấn đề với người quản lý của bạn, hãy đề xuất giải pháp cho những vấn đề đó. Nếu bạn thấy một đồng nghiệp đang gặp khó khăn, hãy đề nghị tham gia giúp đỡ. Nếu có một quy trình có thể cải thiện hiệu suất làm việc của bạn, hãy đề xuất nó với cấp trên.
Nhà tuyển dụng thường không trực tiếp hỏi bạn có kỹ năng mềm hay không. Thay vào đó, họ đưa ra các tình huống và hỏi bạn sẽ làm gì, mục đích là để đánh giá xem bạn có kỹ năng mềm hay không.
Khi bạn nộp đơn cho một công việc mới, hãy làm nổi bật các kỹ năng chuyên môn cũng như những kỹ năng mềm của bạn. Đầu tiên, hãy lập danh sách các kỹ năng mềm bạn có phù hợp với công việc bạn muốn ứng tuyển. Hãy so sánh danh sách các kỹ năng mềm của bạn với yêu cầu công việc để lựa chọn chính xác hơn.
Bạn cũng có thể đề cập đến những kỹ năng mềm này trong thư xin việc của mình. Chọn một vài kỹ năng mềm mà bạn có mà có vẻ là quan trọng nhất cho công việc bạn muốn ứng tuyển. Trong thư xin việc của bạn, hãy cung cấp bằng chứng cho thấy bạn có thể làm tốt công việc với những kỹ năng cụ thể đó.
Cuối cùng, bạn có thể làm nổi bật những kỹ năng mềm này trong các cuộc phỏng vấn của mình. Bạn có thể thể hiện các kỹ năng mềm của mình trong buổi phỏng vấn bằng cách tỏ ra thân thiện và dễ gần. Nếu bạn chú ý lắng nghe trong khi người phỏng vấn đang nói chuyện, bạn sẽ thể hiện kỹ năng lắng nghe của mình.
Sau đây là một số chú ý liên quan đến kỹ năng mềm của mỗi cá nhân mà bạn không nên bỏ lỡ:
+ Kỹ năng mềm là những kỹ năng phi kỹ thuật, tuy vậy lại có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bạn.
+ Bạn có thể học hỏi và rèn luyện các kỹ năng mềm qua quá trình học tập và làm việc.
+ Bạn cũng có thể phát triển các kỹ năng mềm tại nơi làm việc, trường học, trong các hoạt động tình nguyện và trong các chương trình đào tạo việc làm.
+ Đừng bao giờ quên đưa các kỹ năng mềm của bạn vào trong CV và thư xin việc.
+ Thể hiện kỹ năng mềm của bạn trong các cuộc phỏng vấn.
Mặc dù bạn thường có thể dễ dàng xác định các kỹ năng cứng để liệt kê dựa trên các chi tiết trong mô tả công việc, nhưng việc lựa chọn các kỹ năng mềm có liên quan không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để giúp thu hẹp phạm vi các kỹ năng mềm cần có trong CV, hãy xem xét các yêu cầu của công việc và xác định điểm mạnh cá nhân nào của bạn sẽ giúp bạn hoàn thành xuất sắc các yêu cầu đó.
Một số kỹ năng mềm nên đưa vào CV xin việc
Sau đây là một vài những kỹ năng “đắt” mà các nhà tuyển dụng luôn muốn nhìn thấy ở những ứng viên tiềm năng.
Lắng nghe tích cực là khả năng tập trung hoàn toàn vào người nói, hiểu thông điệp của họ, hiểu thông tin họ đưa ra và phản hồi một cách triệt để. Người biết cách lắng nghe sử dụng lời nói và hành động cụ thể để thể hiện và giữ sự chú ý của họ vào người nói. Phát triển và sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực có thể khiến cho đồng nghiệp của bạn thấy rằng bạn đang tham gia và quan tâm đến dự án hoặc nhiệm vụ hiện tại.
Các kỹ năng liên quan bao gồm:
+ Hỏi những câu hỏi
+ Ghi chép
+ Tổ chức
+ Đúng giờ
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ/ phi ngôn ngữ
Kỹ năng giao tiếp là thể hiện rõ ràng nhất khi một cá nhân đưa ra và tiếp nhận các loại thông tin khác nhau. Chẳng hạn như truyền đạt ý tưởng, cảm xúc hoặc miêu tả những gì đang xảy ra xung quanh bạn.
Kỹ năng giao tiếp bao gồm lắng nghe, nói, quan sát và cảm thông. Có kỹ năng giao tiếp tốt là điều quan trọng trong mọi ngành, ở mọi cấp độ nghề nghiệp.
Các kỹ năng liên quan bao gồm:
+ Kỹ năng lắng nghe
+ Phê bình mang tính xây dựng
+ Giao tiếp giữa các cá nhân
+ Kỹ năng phát biểu trước công chúng
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ/ phi ngôn ngữ
Kỹ năng chăm sóc khách hàng là kỹ năng gắn liền nhiều nhất với thực hành. Kỹ năng chăm sóc khách hàng giúp bạn giải quyết nhu cầu của khách hàng để tạo ra trải nghiệm tốt đẹp cho họ.
Nhìn chung, kỹ năng chăm sóc khách hàng chủ yếu dựa vào khả năng giải quyết vấn đề và giao tiếp. Chăm sóc khách hàng thường được coi là một “kỹ năng mềm”, bao gồm các đặc điểm như tích cực lắng nghe và nắm bắt các tín hiệu thông qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Các kỹ năng liên quan bao gồm:
+ Lắng nghe tích cực
+ Đồng cảm
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Độ tin cậy
Kỹ năng xã hội là cơ sở để bạn tương tác và giao tiếp tốt với những người khác. Sự tương tác này bao gồm nhiều tình huống mà trong đó sự hợp tác là điều cần thiết. Phát triển kỹ năng xã hội là điều quan trọng để có thể làm việc hiệu quả với những người khác, giải quyết vấn đề và dẫn dắt các dự án đi đến thành công.
Các kỹ năng liên quan bao gồm:
+ Liên lạc
+ Đồng cảm
+ Uyển chuyển
+ Khả năng lãnh đạo
+ Tính kiên nhẫn
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng bạn sử dụng khi dẫn dắt những người khác để đạt được mục tiêu chung. Cho dù bạn đang ở vị trí quản lý hay lãnh đạo một dự án, kỹ năng lãnh đạo đòi hỏi bạn phải thúc đẩy người khác hoàn thành một loạt các nhiệm vụ, thường là theo một kế hoạch được xây dựng từ trước.
Các kỹ năng liên quan bao gồm:
+ Khả năng giảng dạy và cố vấn
+ Uyển chuyển
+ Chấp nhận rủi ro
+ Xây dựng đội ngũ
+ Quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý là yếu tố cần thiết giúp bạn điều hành cả nhiệm vụ và con người. Một nhà quản lý giỏi sẽ biết cách tổ chức, đồng cảm và giao tiếp rõ ràng để hỗ trợ một nhóm hoặc dự án. Các nhà quản lý cũng nên thông thạo cả kỹ năng mềm và kỹ năng kỹ thuật nhất định liên quan đến ngành của họ.
Các kỹ năng liên quan bao gồm:
+ Quyết đoán
+ Lập kế hoạch dự án
+ Giao tiếp nhóm
+ Lãnh đạo nhóm
Kỹ năng giải quyết vấn đề là cơ sở giúp bạn xác định nguồn gốc của vấn đề và nhanh chóng tìm ra giải pháp hiệu quả. Kỹ năng này được đánh giá cao trong bất kỳ vai trò nào cho mọi ngành nghề.
Các kỹ năng liên quan bao gồm:
+ Sự chú ý đến từng chi tiết
+ Sự hợp tác
+ Liên lạc
+ Tính kiên nhẫn
+ Tiếp cận và thấu hiểu vấn đề
Kỹ năng quản lý thời gian cho phép bạn hoàn thành các nhiệm vụ và dự án trước thời hạn trong khi vẫn duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Việc luôn có tổ chức có thể giúp bạn phân bổ ngày làm việc của mình cho các nhiệm vụ cụ thể theo mức độ quan trọng. Hiểu biết các mục tiêu của cá nhân, nhóm và công ty là cơ sở tham khảo tuyệt vời khi quyết định cách quản lý thời gian của bạn.
Các kỹ năng liên quan bao gồm:
+ Phân công nhiệm vụ
+ Tập trung vào mục tiêu chính
+Thiết lập mục tiêu
+ Kỹ năng tổ chức
Các kỹ năng mềm bằng tiếng Anh tốt nhất để đưa vào CV sẽ khác nhau tùy theo loại công việc, trình độ nghề nghiệp, trình độ học vấn và các yếu tố khác. Mục đích của việc liệt kê danh sách kỹ năng trong CV của bạn là để cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí tuyển dụng và có thể mang lại giá trị nhất định cho doanh nghiệp. Bằng cách chú ý đến kiểu ứng viên mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và tạo mối liên hệ với những điểm mạnh của chính bạn, bạn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và giành lợi thế trước những ứng viên khác.
File mềm hồ sơ xin việc là gì? Tạo file mềm hồ sơ xin việc cần làm như thế nào? Đọc bài viết của vieclamketoan365.com để biết cách làm file mềm này nhé!
Hồ sơ xin việc tiếng anh là gì? Nội dung hồ sơ xin việc Tiếng Anh có gì? Lưu ý gì khi viết hồ sơ xin việc Tiếng Anh? vieclamketoan365.com sẽ bật mí ngay!
Hồ sơ đăng ký Grab có vai trò gì? Cách đăng ký chạy Grab ra sao? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết mà vieclamketoan365.com chia sẻ bên dưới.