Hướng dẫn những cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất hiện nay

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những quyền lợi người lao động được hưởng sau khi thôi việc sau một quá trình tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ.

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những quyền lợi người lao động được hưởng sau khi thôi việc sau một quá trình tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ. Nhưng không phải ai cũng biết cách tính ra số tiền sẽ được nhận trợ cấp của mình. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất để đảm bảo đầy đủ quyền lợi của mình.

1, Các căn cứ dùng để tính bảo hiểm thất nghiệp

Tính bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ đầu tiên chính là mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng gần nhất trước khi bạn nghỉ việc. Rất nhiều người lao động không biết mức lương đóng bảo hiểm của mình là bao nhiêu, bởi bạn chỉ quan tâm đến mức lương thực nhận cuối cùng. Cũng nhiều người lầm tưởng mức lương cuối cùng này là mức lương đóng bảo hiểm.

Để biết chính xác nhất công ty bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn bao nhiêu cách tốt nhất là xem trên sổ bảo hiểm xã hội của chính bạn nếu công ty không công khai mức lương hàng tháng.

Do đó, một trong những điều quan trọng nhất nếu bạn muốn nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp sau khi nhận được quyết định thôi việc chính là yêu cầu công ty chốt sổ và bàn giao sổ bảo hiểm xã hội của bạn càng sớm càng tốt.

Khi có sổ bảo hiểm xã hội rồi, bạn có thể xem trên tờ rời quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của bạn thời điểm cách 6 tháng kể từ tháng bạn có quyết định nghỉ việc.

Nếu quyết định nghỉ việc của bạn từ ngày 15 trở về trước thì tháng đó công ty sẽ không trích đóng các loại bảo hiểm cho bạn và ngược lại nếu quyết định nghỉ việc của bạn từ 16 trở về sau thì tháng đó bạn sẽ được công ty trích đóng tiền bảo hiểm.

Nếu mức lương đóng bảo hiểm của bạn giống nhau trong vòng 6 tháng tính từ quyết định nghỉ việc trở về trước thì bạn lấy mức lương đó làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp. Còn nếu bạn có mức lương đóng bảo hiểm khác nhau từng tháng thì bạn lấy số tiền lương bình quân của 6 tháng đó làm căn cứ tính tiền nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Ví dụ: Bạn có quyết định nghỉ việc là 16/6/2019 và mức lương đóng bảo hiểm công ty trích đóng cho bạn không thay đổi qua các tháng là 4.500.000 đồng. Thì căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ là 4.500.000 đồng.

Nếu bạn có quyết định nghỉ việc là 13/6/2019 và mức lương đóng bảo hiểm công ty trích đóng các tháng là khác nhau thì căn cứ để tính trợ cấp thất nghiệp của bạn sẽ là mức lương đóng hiển thị trên tờ rời thông báo tham gia bảo hiểm xã hội của bạn là bình quân mức lương đóng của tháng 12/2018, tháng 01/2019, tháng 02/2019, tháng 03/2019, tháng 04/2019 và tháng 05/2019.

Thông thường thì nếu các bạn làm ở khối doanh nghiệp tư nhân thì mức lương đóng trên tờ rời tham gia bảo hiểm sẽ là căn cứ. Nhưng đối với người lao động làm việc trong khối hưởng lương theo bảng lương, thang lương của nhà nước thì căn cứ đóng trên tờ rời là hệ số lương.

Do đó, bạn phải đối chiếu xem hệ số lương tại thời điểm nghỉ việc của mình có đúng không, sau đó kiểm tra tại thời điểm hiện tại mức lương cơ sở là bao nhiêu để tính ra căn cứ mức lương trích đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình. Thường thì việc tính toán này cũng phức tạp hơn so với khối doanh nghiệp tư nhân.

Nếu bạn không giữ các chức danh có phụ cấp chức vụ thì mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ bằng hệ số lương hiện hưởng x mức lương cơ sở hiện tại.

Ví dụ: Bạn có quyết định nghỉ việc từ 18/06/2019, hệ số lương bạn được hưởng từ 01/01/2019 là 3,33 thì mức lương làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm thất nghiệp là: 3,33 x 1.390.000 = 4.628.700 đồng

Nếu bạn có giữ các chức danh có phụ cấp chức vụ thì mức lương làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ bằng (hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ) x mức lương cơ sở hiện tại.

Ở ví dụ trên nếu bạn có thêm phụ cấp chức vụ 0,5 thì mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là: (3,33+0,5)x1.390.000 = 5.323.700 đồng

Căn cứ thứ hai để xác định mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn trong suốt quá trình làm việc. Điều này được quy định tại khoản 2, điều 50 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013.

Theo đó thì cứ đóng đủ từ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng thất nghiệp, từ năm thứ 4 trở đi mỗi một năm đủ 12 tháng sẽ được hưởng thêm 1 tháng thất nghiệp nữa nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Ở đây có một điều kiện quan trọng để bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp đó là ít nhất phải đóng đủ từ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên. Nếu bạn đóng dưới 3 năm bạn sẽ được hưởng 3 tháng thất nghiệp, đóng đủ bốn năm được hưởng 4 tháng, đóng đủ 5 năm thì bạn sẽ hưởng được 5 tháng, nhưng tối đa số tháng bạn hưởng thêm sẽ không quá 12 tháng. Còn nếu lẻ số tháng đóng dưới 1 năm thì những tháng đó bạn sẽ được cộng dồn để tính trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho lần sau.

Tóm lại, khi thôi việc bạn phải cầm được sổ bảo hiểm xã hội của mình càng sớm càng tốt, và căn cứ mức lương được ghi trên tờ rời của 6 tháng gần nhất trước khi bạn nghỉ việc để tính bình quân ra mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của mình. Ngay cả tổng thời gian bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng được ghi rõ trên tờ rời thông báo quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của bạn luôn đó. Vì vậy, quyển sổ bảo hiểm của bạn thường được ví như tờ vé số trúng thưởng là vậy đó, nên bạn nhớ giữ gìn cẩn thận nhé.

2, Công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng

Dựa vào tổng thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình mà bạn sẽ tính được số tháng bảo hiểm thất nghiệp như đã nói ở mục trên, và khi đó bạn sẽ được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng:

= lương bình quân 6 tháng gần nhất trước khi thôi việc x 60%

Ví dụ: Bạn có quyết định nghỉ việc là ngày 17/8/2019, sau khi xem tờ rời thông báo quá trình đóng bảo hiểm xã hội của bạn thấy tổng thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 6 năm 8 tháng và mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng như sau:

Tháng 3 năm 2019: 4.500.000 đồng

Tháng 4 năm 2019: 4.500.000 đồng

Tháng 5 năm 2019: 4.870.000 đồng

Tháng 6 năm 2019: 4.870.000 đồng

Tháng 7 năm 2019: 4.970.000 đồng

Tháng 8 năm 2019: 5.200.000 đồng

Thì tổng thời gian 6 năm 8 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được tính cho bạn trợ cấp thất nghiệp của bạn là 6 năm, còn 8 tháng còn dư do chưa đủ 12 tháng sẽ được tính dồn cho lần trợ cấp thất nghiệp sau của bạn (nếu có). Và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của bạn sẽ như sau:

Tiền lương bình quân 6 tháng gần nhất trước khi thôi việc (từ tháng 03/2019 đến tháng 8/2019 là: (4.500.000+4.500.000+4.870.000+4.870.000+4.970.000+5.200.000) /6 = 4.818.300 đồng

  • Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = 4.818.300 x 60% =2.891.000 đồng/ tháng

Như vậy bạn sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trong vòng 6 tháng và 

mỗi tháng được hưởng 2.891.000 đồng

Tuy nhiên, mức hưởng trợ cấp tối đa mà bạn nhận được hàng tháng sẽ không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động thuộc khối tư nhân, và không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động làm việc hưởng lương theo thang lương, bảng lương do nhà nước quy định.

Như vậy, bài viết này mình đã đề cập về cách tính bảo hiểm thất nghiệp để bạn có thể hình dung số tiền thất nghiệp mà mình nhận được mỗi tháng sau khi thôi việc là bao nhiêu. Chúc các bạn có thể nhận được khoản hỗ trợ này đầy đủ và sớm nhất theo đúng quy định của Nhà nước.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn

Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!

 07/11/2022Xem chi tiết >>
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.

 10/10/2022Xem chi tiết >>
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán

Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?

 19/09/2022Xem chi tiết >>