Công nợ là một phần quan trọng không thể thiếu trong suốt quá trình hoạt động của một tổ chức hay công ty kinh doanh, dịch vụ, …Vậy công nợ là gì? Cần lưu ý điều gì khi quản lý công nợ? Mình sẽ giúp bạn làm rõ điều đó qua bài viết sau đây.
Thuật ngữ công nợ có thể hiểu một cách đơn giản như sau:
Khi hoạt động, các tổ chức và doanh nghiệp thực hiện trao đổi, mua bán các sản phẩm hoặc dịch vụ và thanh toán cho các tổ chức, doanh nghiệp khác một số tiền nhất định, số tiền còn lại chưa thanh toán được chuyển sang thanh toán vào kỳ sau thì được gọi là công nợ.
Về cơ bản, công nợ được chia làm hai loại khoản chính là các khoản thu và các khoản trả.
Các khoản phải thu từ khách hàng: Số tiền nợ chưa thu được từ khách hàng khi các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện việc cung cấp và bán sản phẩm cho khách hàng.
Các khoản phải trả người bán, các nhà cung cấp: Đây là các khoản nợ mà doanh nghiệp, tổ chức,… phải chi trả cho các nhà cung cấp sau khi đã nhận được các vật tư, hàng hóa, dịch vụ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà bên doanh nghiệp chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán hoàn toàn.
Ngoài hai loại khoản chính trên thì khi hoạt động, các tổ chức, doanh nghiệp phải quản lý các khoản công nợ khác như: khoản thu hồi nội bộ, khoản thu bồi thường, khoản tạm ứng, khoản nộp phạt của nhân viên, khoản nộp cho Nhà nước, …
Do công nợ chiếm một phần quan trọng trong hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp nên cần phải có những cách quản lý thật hiệu quả. Sau đây là một số cách quản lý công nợ thường gặp nhất.
Cần phải hạch toán, tổng hợp cẩn thận, chi tiết, cụ thể cho từng đối tượng. Bên cạnh đó phải đề ra hướng giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định để ngăn ngừa các tình trạng chiếm dụng, khê đọng khoản nợ quá lâu.
Khi thu nợ hay xử lý các khoản nợ cần yêu cầu tập hợp đầy đủ các loại chứng từ đi kèm hợp lệ: biên bản đối chiếu công nợ đôi bên, biên bản xử lý công nợ kèm những bằng chứng xác đáng về khoản nợ,.. hạn chế khả năng thất thu công nợ.
Với những khoản nợ đã quá hạn hay khó thu hồi, cần phải vạch định ra hướng giải quyết sớm và hợp lý để tránh tình trạng thất thoát công nợ của doanh nghiệp, dẫn đến khả năng sử dụng dòng tiền của doanh nghiệp không được hiệu quả và hợp lý.
Tương tự như khoản công nợ phải thu, doanh nghiệp cần hạch toán tổng hợp cụ thể chi tiết, các hướng giải quyết đối với từng trường hợp hay đối tượng để thanh toán đúng hạn cho các nhà cung cấp. Đây là cách để tạo nên sự uy tín đối với doanh nghiệp cũng như niềm tin từ các nhà cung cấp.
Với các khoản nợ chưa có bất kỳ các loại hóa đơn hay giấy tờ liên quan cần phải tổng hợp, thống kê liên tục và rõ ràng chính xác. Điều này rất cần thiết tránh hiện tượng để tình trạng nợ xấu tồn đọng khó giải quyết về sau làm ảnh hưởng đến uy tín của cả tổ chức.
Với các khoản nợ liên quan đến nhà nước, công nhân viên cần phải thực hiện nhanh chóng, đúng hạn định đề ra.
Cần xây dựng, vạch định kế hoạch bán và nhập hàng một cách hợp lý ngay từ ban đầu cho từng nhóm đối tượng. Sử dụng các chính sách hợp lý để tránh các tình trạng chậm thanh toán khi mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Cần có các cách giải quyết và mức phạt (nếu cần) cho các trường hợp tồn đọng và chậm trễ thanh toán.
Cần tiếp cận với các phương pháp mới: chuyển khoản, các tín dụng ngân hàng,… để cải thiện hiệu quả, rút ngắn thời gian trong quá trình thu và trả công nợ.
Nhiều doanh nghiệp sau khoảng thời gian hoạt động do thiếu kinh nghiệm trong khả năng xử lý công nợ khiến cho dòng tiền không được sử dụng hiệu quả dẫn đến tình trạng hoạt động trì trệ, đi tới bế tắc.
Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về công nợ và cách quản lý công nợ hiệu quả, giúp ích cho quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp, tổ chức, …
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?