Công việc của kế toán và những kỹ năng cần phải có của một kế toán

Việc làm kế toán và tuyển dụng kế toán hiện nay đang được nhiều người quan tâm, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về việc làm kế toán và tin tuyển dụng mới nhất nhé.

Trước hết, ta cần hiểu được việc làm Kế toán là gì? Mỗi người có thể hiểu một cách giản đơn về Kế toán bằng cách hiểu sau đây: từ “kế” trong kế toán chính là hoạt động liệt kê đồng thời ghi chép lại những của cải, tài sản, hoạt động của mỗi đơn vị, tổ chức; còn từ “toán” trong kế toán chính là sự tính toán, tính ra được kết quả của công việc, kết quả lao động mà mỗi doanh nghiệp, công ty đã gặt hái được. 

1. Các công việc bạn có thể ứng tuyển khi học kế toán

Các công việc bạn có thể ứng tuyển khi học kế toán

Việc làm Kế toán chính là công việc ghi chép lại, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… 

Nói một cách chuyên sâu hơn, việc làm Kế toán chính là ngành thực hiện quá trình tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho những doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan trong việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội đồng thời đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan.

 Nhìn vào thực tế công việc hiện nay, ngành Kế toán có thể được chia ra làm ba chuyên ngành cơ bản đó chính là: kế toán kiểm toán, kế toán liên quan đến ngành ngân hàng và kế toán tài chính với những cấp bậc học tương ứng với các trình độ khác nhau từ Trung cấp -> Cao đẳng nghề -> Cao đẳng và cuối cùng là bậc Đại học. 

 Bởi vì ngành kế toán là ngành học vô cùng hấp dẫn nên kế toán hiện nay được đào tạo tại rất nhiều trường uy tín trên cả nước, tuy nhiên các trường đào tạo có uy tín, bài bản về ngành kế toán hiện nay lại tồn tại không nhiều, có thể kể đến các trường học tiêu biểu trải dài trên khắp cả nước như sau: Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, Đại học ngoại thương, Học viện Tài chính,…

Hiện nay, khi nói đến nhóm ngành liên quan đến kinh tế, ta vẫn nghe mọi người nói rằng cơ hội tìm được việc làm liên quan đến nó không cao, yêu cầu về nhân lực ít,... nhưng những nhận định như vậy là không khách quan và thậm chí là chưa chính xác. Chính bởi lẽ Kế toán là một thành phần tuy nhỏ nhưng lại không thể thiếu được và đặc biệt quan trọng từ công ty thành lập theo con đường tư nhân cho đến tổ chức, doanh nghiệp do nhà nước quản lý. Tổng kết lại, thị trường cho kế toán và nhu cầu đòi hỏi nhân lực của ngành này là vô cùng rộng lớn.

Tuy nhiên phụ thuộc vào từng chuyên ngành và bậc học của bạn cũng như thế mạnh và tiềm năng  của bản thân, sau khi tốt nghiệp mỗi cá nhân có thể làm được các công việc liên quan đến kế toán sau: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại tất cả các doanh nghiệp, công ty cũng như tổ chức thuộc mọi lĩnh vực trong quản lý tài chính nhà nước, các đơn vị trực thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng; nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên quản lý dự án tại các công ty chứng khoán, ngân hàng; lớn hơn các bạn có thể là nhữngkế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính, Giám đốc tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế hay thậm chí là cả nghiên cứu, giảng viên, thanh tra kinh tế,…

2. Những hoạt động hàng ngày của một kế toán 

Những hoạt động hàng ngày của một kế toán

Hiện nay, phụ thuộc vào từng vị trí việc làm, cấp bậc học khác nhau của mỗi người thì mỗi cá nhân sẽ được giao phó các nhiệm vụ riêng lẻ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các công việc của một kế toán viên bao gồm những hoạt động sau:

  • Thực hiện việc ghi chép các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách, tài liệu kế toán của doanh nghiệp, công ty
  • Lập chứng từ về tất cả những hoạt động tài chính có liên quan đến nghiệp vụ của bản thân
  • Xử lý tất cả các dữ liệu kế toán đồng thời lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp nộp lên cho ban lãnh đạo để cấp trên nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, công ty
  • Phân tích tình hình của tài chính, ngân sách cũng như chi phí, doanh thu của công ty hàng tháng, hàng năm và tham mưu, đề xuất cho ban lãnh đạo những chiến lược kinh doanh nếu có thể

3. Vậy đâu là tố chất mà một người kế toán cần có?

tố chất mà một người kế toán cần có

Muốn trở thành một kế toán viên giỏi yêu cầu mỗi người phải trải qua một quá trình dài rèn luyện đầy khổ cực và đòi hỏi nỗ lực hết mình. Hành trang trang bị cần thiết cho mỗi cá nhân khi đến với nghề kế toán đó chính là đức tính trung thực, khách quan, cần cù, cẩn thận và tỉ mỉ. 

 Bên cạnh đó, để có thể trưởng thành hơn trong nghề cũng như có thể bước tiếp một cách dễ dàng, ít khó khăn hơn trên con đường theo đuổi nghề kế toán này thì mỗi người cần rèn luyện thêm cho bản thân về năng lực học hỏi, phân tích, tổng hợp, kỹ năng tin học cũng như khả năng học ngoại ngữ nước ngoài.

Cụ thể, để có thể gắn bó lâu dài với nghề kế toán – nghề của những con số mỗi cần có những tố chất sau:

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy logic: đây chính là tiêu chí đầu tiên để bạn làm được nghề kế toán đó chính là tính cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết, bởi lẽ kế toán viên là người luôn gắn liền với những con số và sổ sách giấy tờ cũng như việc tính toán những con số để phản ánh chúng một cách chính xác nhất đối với người sử dụng thông tin bởi kế toán đòi hỏi độ chính xác đến cao nhất, không cho phép sai lệch bởi sai lệch dẫn đến những hậu quả khôn lường.

+ Năng lực phân tích số liệu cũng như tổng hợp lại số liệu và có trí nhớ cực kì tốt

+ Yêu thích những con số: kể từ khi là người quyết định theo nghề kế toán, đây có thể là do sở thích của mỗi cá nhân hoặc có thể được hình thành trong khi mà người đó tiếp xúc, cảm nhận được trong quá trình học tập trên giảng đường. Mỗi người có thể đã gặp gỡ bộ môn kế toán mà mình yêu thích. Bạn có mục tiêu tương lai rõ ràng và mong muốn trưởng thành trong nghề thì việc làm quen, tiếp xúc và yêu thích những con số sẽ dần trở thành niềm vui thậm chí có thể trở thành đam mê của bạn.

+ Trung thực, kiên nhẫn và là người có nguyên tắc: đây là yếu tố quan trọng nhất trong nghề này, bởi nó liên quan đến sổ sách, số liệu hay nói cách khác chính là tiền bạc, tài sản của doanh nghiệp, công ty. Bởi vậy, đức tính trung thực tạo niềm tin đối với cấp trên và họ yên tâm cho bạn theo đuổi nghề kế toán.

+ Sự chính xác: mỗi công việc liên quan đến kế toán khác nhau sẽ gắn liền với những con số, số liệu tài chính khác nhau, bởi thế nó luôn đòi hỏi, yêu cầu bạn cần phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.

+ Kỹ năng sử dụng thành thạo các chương trình kế toán: thời đại 4.0 cùng với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay thì các phần mềm chuyên dụng cho ngành kế toán ra đời với mục đích giảm bớt áp lực công việc cho nhân viên cũng như tạo ra sự tiện ích trong việc quản lý. Cho nên, giả sử bạn là một kế toán viên biết sử dụng các nghiệp vụ phần mềm chuyên ngành của mình thì đây cũng chính là một lợi thế khi vào nghề.

4. Cơ hội nhận được việc làm và khó khăn trong nghề kế toán

Cơ hội làm việc ngành kế toán

Trái với những nghề khác, với nghề kế toán mỗi cá nhân có thể đưa ra định hướng phát triển rõ ràng cho tương lai nghề nghiệp cho mình. Và chính xác thì đây cũng là nghề có tiềm năng phát triển vô cùng lớn.

Trong giai đoạn hiện nay, tồn tại 4 lĩnh vực mà mỗi kế toán viên có thể chọn lựa phù hợp với bản thân mỗi người đó chính là kế toán, kiểm toán, hoạt động liên quan đến thuế và công việc quản lý tài chính. 

Đồng thời nhờ có sự rộng lớn của ngành này mà một cá nhân theo đuổi kế toán có thể có nhiều lựa chọn phù hợp, có thể thích ứng tốt cho bản thân trong sự nghiệp của mỗi người. 

Hơn thế, mức lương tối thiểu cơ bản cũng như phụ cấp cho các vị trí kế toán luôn nằm trong top những ngành có mức lương cao. Nếu bạn có kinh nghiệm và chuyên môn vô cùng vững vàng, cánh cửa để theo nghề kế toán dành cho bạn luôn rộng mở.

Tuy nhiên, nói chung bất cứ mỗi ngành nghề nào trong cuộc sống cũng tồn tại những mặt khó khăn, bất lợi nhất định chứ không chỉ riêng nghề kế toán. Bởi đặc điểm đặc thù của nghề kế toán đòi hỏi, yêu cầu cá nhân bản thân phải có kĩ năng đào tạo chuyên sâu về ngành của mình nên bằng cấp học của bạn chính là yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc mà mỗi nhà tuyển dụng cần để chứng minh cho quá trình học tập trên giảng đường của bạn. 

Ngoài ra, do công việc chủ yếu của kế toán là làm việc tập trung vào các con số nên công việc sẽ vô cùng khô khan và nhiều áp lực vì nó đòi hỏi độ chính xác cao độ, mỗi người cũng cần chuẩn bị tâm lý thật kiên cường để đối mặt với những vấn đề phát sinh bất ngờ này.        

5. Tổng kết:

Tổng hợp bởi những đặc điểm đặc thù của ngành kế toán nên đòi hỏi, yêu cầu của những nhà tuyển dụng cũng rất cao và khắt khe do vậy cá nhân bản thân hãy tự tập cho mình khả năng thích nghi cao với những con số, độ chính xác, tập trung tuyệt đối. Bởi sai số của ngành này mang lại những hậu quả cho doanh nghiệp, công ty là không thể lường trước được. 

Kế toán là một nhánh trong một cái cây lớn, tuy nhỏ nhưng lại mang trong mình đặc điểm đặc thù không một ai có thể thay thế được. Thị trường hiện nay mở rộng lớn ra không chỉ các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước mà còn cả các công ty nước ngoài. Bạn hãy chọn cho mình con đường riêng của bản thân và hãy đứng vững trên chính đôi chân của mình bạn nhé! Chúc bạn thành công!  

Nội dung trên đây mà chúng tôi soạn ra mong nó sẽ giúp ích được cho bạn về việc làm kế toán mà bạn mong muốn trong tương lai.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn

Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!

 07/11/2022Xem chi tiết >>
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.

 10/10/2022Xem chi tiết >>
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán

Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?

 19/09/2022Xem chi tiết >>