CPA là gì? Những điều cần phải lưu ý khi nhắc đến CPA

Bạn đã từng nghe qua cụm từ “CPA” ? Vậy bạn có biết CPA là gì. Hãy cùng tìm hiểu những thuật ngữ này và những điều cần biết về CPA.

Bạn đã từng nghe qua cụm từ “CPA” ? Vậy bạn có biết CPA là gì. Hãy cùng tìm hiểu những thuật ngữ này và những điều cần biết về CPA.

CPA là gì? Định nghĩa về CPA

Định nghĩa của CPA

CPA – Certified Public Accountants là những kế toán viên được cấp chứng nhận trình độ toàn cầu – như một cố vấn tài chính chuyên nghiệp cho các cá nhân, doanh nghiệp. Đây là một chứng chỉ hành nghề của một kiểm toán viên. Chỉ có kiểm toán viên mới có quyền điều hành các cuộc kiểm toán và ký vào các báo cáo kiểm toán.

Đay được xem như một chứng chỉ chuyên nghiệp trong ngành kế toán do viện Kế toán Công chứng Hoa kỳ cấp cho các kế toán viên lành nghề và trình độ vượt qua kỳ thi CPA.

Ý nghĩa của việc trở thành một CPA

Không phải ngẫu nhiên chứng chỉ CPA lại được xem là một trong những chứng chỉ quan trọng đối với người theo nghề kế toán bởi lẽ:

- Có tới 52% các nhà hoạch định chiến lược coi chứng chỉ CPA là một thước đo để đánh giá sự chuyên môn đáng tin cậy đối với các kế  toán viên. 87% coi CPA là một tài sản vô giá và cực kỳ tin tưởng vào chuyên môn cũng như tay nghề của những kế toán có chứng chỉ này

- 12% các ứng viên sở hữu chứng chỉ CPA vượt qua kỳ thi MBA cực kỳ danh giá được coi trọng và được xem là các chuyên gia

- Đương nhiên với 1 sự đánh giá cao dành cho mình như vậy thì những người sở hữu được CPA luôn luôn được chào đón, tăng cơ hội tìm việc ở những môi trường có đãi ngộ cao hơn.

Làm thế nào để trở thành một CPA

Tại Việt Nam, muốn trở thành một CPA thì bạn phải trải qua một cuộc thi về chứng chỉ này và cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực, có ý thức chấp hành pháp luật.

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ở chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng…

- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí kế toán, tài chính hoặc 4 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí trợ lý kiểm toán viên.

Khi đáp ứng đủ những yêu cầu trên thì bạn sẽ qua kỳ thi gồm 7 môn: Pháp luật kinh tế và Luật Doanh nghiệp, Tài chính và quản lý tài chính nâng cao, Thuế và quản lý thuế nâng cao, kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao, kế toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao, Phân tích hoạt động tài chính nâng cao và một môn ngoại ngữ bắt buộc trình độ C.

Vượt qua kỳ thi này với tối thiểu mỗi môn được 5 điểm là bạn trở thành một CPA.

Nhiệm vụ của một CPA

Trong một công ty, một doanh nghiệp thì kế toán viên có hay không có chứng chỉ hành nghề kế toán. Nhưng đối với ngành kinh doanh dịch vụ thì đây là một chứng chỉ không thể nào thiếu được. Năng lực đó được thể hiện thông qua chứng chỉ CPA. Ngoài ra CPA cũng giúp cho nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động của các cá nhân, tổ chức hành nghề kế toán hiện nay.

CPA có nhiệm vụ tư vấn tài chính, quản lý tài chính cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp bao gồm: quản lý đầu tư, lên kế hoạch và phân tích kinh doanh, sổ sách kế toán – kiểm toán – thuế…Một nhân viên CPA giỏi chính là người biết cách tiết kiệm tiền bạc, thời gian cho chính cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp mình tư vấn.

Các CPA có thể làm nhiều công việc như kế toán công hoặc kế toán doanh nghiệp, các vị trí điều hành kế toán như kiểm soát viên hoặc vị trí giám đốc tài chính.  Những CPA thường sẽ phối kết hợp để duy trì và xem xét các báo cáo tài chính và các giao dịch liên quan cho nhiều công ty. Họ đệ trình những biểu mẫu thuế, lợi nhuận cho các cá nhân và doanh nghiệp.

Kèm với những trách nhiệm của một CPA thì họ cũng sẽ được nhận một mức đãi ngộ vô cùng hấp dẫn. Mức lương trung bình của một kiểm toán viên tại Việt Nam thường sẽ dao động từ 400 – 500 USD/tháng, đối với các kiểm toán nước ngoài thì mức lương sẽ là 1.000 – 2.000 USD/tháng, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và số năm kinh nghiệm của kiểm toán viên đó.

Có thể thấy, đề trở thành một kiểm toán viên nhận được nhiều sự tin tưởng thì ngoài năng lực chuyên môn người kiểm toán viên cũng cần thực hiện đúng các chuẩn mực của nghề. Không chịu sự chi phối từ phía khách hàng, đánh giá khách quan và điều quan trọng nhất là cần phải hiểu và tôn trọng pháp luật.

Trên đây là một số hiểu biết cơ bản về CPA, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích đối với các bạn đọc, giúp các bạn hiểu thêm rõ hơn về CPA nhé.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn

Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!

 07/11/2022Xem chi tiết >>
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.

 10/10/2022Xem chi tiết >>
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán

Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?

 19/09/2022Xem chi tiết >>