Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người làm về kinh doanh hoặc chính trị. Vậy đàm phán là gì? Khi tiến hành đàm phán cần chú ý những nguyên tắc gì?
Trước khi có tìm hiểu về cách làm sao để có một cuộc đàm phán hiệu quả, bạn phải hiểu rõ khái niệm, bản chất, cũng như mục đích của nó.
Khái niệm “Đàm phán”
Đàm phán là quá trình giao tiếp giữa hai hoặc nhiều bên nhằm trao đổi, thỏa thuận để đạt được mục đích chung của các bên. Đàm phán thường được tiến hành khi có mâu thuẫn giữa các bên, hoặc xuất hiện mối quan tâm chung giữa các bên.
Mục đích của đàm phán
Mục đích của đàm phán là nhằm loại bỏ những điểm khác biệt để đem lại lợi ích cho một cá nhân hoặc tập thể, hoặc đem lại nhiều lợi ích khác nhau để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các bên. Đàm phán thường được thực hiện bằng cách đưa ra một lợi thế và nhượng bộ để đi đến được thỏa thuận.
Để cuộc đàm phán diễn ra hiệu quả, bên cạnh việc các bên phải đưa ra những lợi thế hoặc nhượng bộ phù hợp, thì trong quá trình tiến hành đàm phán các bên còn phải đáp ứng được những nguyên tắc đàm phán sau.
Các bên phải tự nguyện
Đàm phán xuất phát từ nhu cầu lợi ích của các bên. Vì vậy tự nguyện là yếu tố bắt buộc hàng đầu trong đảm bảo. Khi các bên tự nguyện thì các bên sẽ đưa ra những lợi thế và nhượng bộ hết sức có thể để có thể loại bỏ mâu thuẫn, đảm bảo kết quả đàm phán sẽ khách quan, hiệu quả.
Phải có ít nhất một trong các bên muốn thỏa thuận
Đàm phán là quá trình trao đổi giữa hai hoặc nhiều bên, vì vậy nếu không ai muốn thay đổi thỏa thuận hiện tại, tức là mọi người đều thỏa mãn với kết quả hiện tại, thì không thể tiến hành đàm phán. Bởi vì lúc này các bên chưa xuất hiện những lợi ích mà mình cần phải bảo vệ.
Các bên cùng nhận thức được rằng những kết quả đàm phán không phải là quyết định đơn phương của một bên
Quyết định đơn phương là quyết định xuất phát theo ý chí chủ quan của một bên, khi đó cuộc đàm phán sẽ được xem là không có kết quả. Cuộc đàm phán chỉ thành công khi các bên đi đến thỏa thuận chung. Vì vậy trước khi bắt tay vào đàm phán, các bên phải hiểu được bản chất của vấn đề này, và loại bỏ cái tôi của mình.
Các bên tham gia đàm phán có định kiến lẫn nhau.
Đàm phán chỉ là quá trình thỏa thuận để đạt được lợi ích các bên, nó không phải là quá trình giao tiếp để các bên lắng nghe hay thấu hiểu lẫn nhau. Vì vậy khi các bên có định kiến lẫn nhau thì vấn đề này sẽ không thể loại bỏ thông qua cuộc đàm phán, mà ngược lại còn có thể làm cho kết quả đàm phán thêm mâu thuẫn.
Khi bạn chỉ có một phương án duy nhất để đưa ra thỏa thuận, có thể bạn sẽ bị thiệt thòi khi thỏa thuận ấy được đáp ứng, hoặc là cuộc đàm phán thất bại. Việc bạn chuẩn bị kỹ lưỡng nhiều phương án thay thế khác nhau sẽ giúp bạn đạt được sự đồng thuận của các bên nhưng vẫn nắm chắc lợi thế của mình. Để có thể chuẩn bị được nhiều phương án, bạn phải suy nghĩ về những trường hợp có thể xảy ra trên thực tế.
Không xác định được người có quyền quyết định cuối cùng của phía đối phương
Trong binh pháp, Tôn Tử có viết “Biết người biết ta, trăm trận đánh, trăm trận thắng.” Đàm phán cũng như đi đánh trận, nếu bạn xác định được người có quyền quyết định cuối cùng của phía đối phương, nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu, cũng như mong muốn của họ đối với cuộc đàm phán này là gì, thì bạn sẽ phân tích, đánh giá, và đưa ra được phương án phù hợp với tình hình.
Đàm phán không chỉ là quá trình giao tiếp thông thường. Nếu bạn muốn có một cuộc đàm phán thành công, trước hết, bạn phải nắm chắc những nguyên tắc đàm phán cơ bản, cũng như tránh mắc phải những sai lầm thường gặp trong đàm phán nêu trên.
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?