Mách bạn những thủ thuật hay, cần nắm rõ đối với hàm IF trong excel

Cách sử dụng hàm IF trong Excel như thế nào? Có thể nói rằng hàm IF chính là một trong những hàm quan trọng và được dùng rộng rãi nhất trong Excel.

Cách sử dụng hàm IF trong excel như thế nào? Có thể nói rằng hàm IF chính là một trong những hàm quan trọng và được dùng rộng rãi nhất trong excel. Tuy vậy, vẫn có nhiều người thắc mắc về cú pháp của hàm IF, chính vì thế đây sẽ là vấn đề mà chúng ta tìm hiểu ngay sau đây.

Hàm If trong Excel

Hàm IF có cú pháp và dùng như thế nào?

Đầu tiên, hàm IF chính là một hàm logic đánh giá một điều kiện nhất định và sau đó sẽ trả về điều kiện người dùng chỉ định khi điều kiện là True, trả về giá trị khác nếu điều kiện là False.

Hàm IF sẽ có cú pháp theo đúng chuẩn là:

IF (logical_test, [value_if_true], [value_if_false])

Rõ ràng ta thấy IF bao gồm 3 tham số, nhưng phải nhớ kỹ một điều là trong 3 tham số đó, chỉ có duy nhất tham số đầu tiên là bắt buộc, còn lại 2 tham số kia là không bắt buộc

Logical_test là một giá trị hay biểu thức logic cho giá trị FALSE hoặc TRUE. Và nó chắc chắn phải có. 

Ví dụ: Biểu thức logic của bạn có thể là hoặc B1=”sold”, B1<12/1/2014, B1=22 hoặc B1>22.

Value_if_true: Nếu biểu thức logic cho giá trị TRUE thì đây sẽ là giá trị mà hàm trả về tức là đúng hay có thể hiểu theo cách khác là điều kiện đã thỏa mãn. Nó không cần phải có.

Một ví dụ điển hình như sau: Công thức sau sẽ trả về giá trị là từ “Good” nếu như 22 nhỏ hơn giá trị ở ô B1: =IF(B1>22, “Good”)

Bên cạnh đó, Value_if_false chính là giá trị mà hàm sẽ trả về trong trường hợp biểu thức logic cho giá trị FALSE hay bạn có thể hiểu là điều kiện không thỏa mãn. Giá trị này không cần phải xuất hiện.

Những quy tắc cơ bản với hàm IF là gì?

Đầu tiên, chúng ta sẽ xét trường hợp value if true bị bỏ qua:

Nếu như value_if_true bị bỏ qua trong công thức IF thì khi đó hàm IF sẽ trả về kết quả là 0 nếu như điều kiện chủ chốt được thoả mãn. Ví dụ cụ thể cho vấn đề này như sau: =If(B1>22,,”Bad”)

Còn ngược lại, khi mà người dùng không muốn hàm IF của mình không hiển thị bất cứ điều gì khi điều kiện đáp ứng thì việc cần làm đó là nhập hai lần dấu nháy trong tham số thứ hai như sau: =If(B1>22,””,”Bad”). Ở tình huống đó thì chuỗi trống sẽ được hàm IF trả về.

Ta tiếp tục xét trong trường hợp value if false bị bỏ qua, không được tính đến:

Khi người dùng không quan tâm đến điều gì sẽ xảy ra nếu điều kiện quy định không được thoả mãn, họ sẽ có thể bỏ qua biến thứ ba trong công thức của hàm IF và kết quả nhận được như sau:

Khi biểu thức logic được cho là FALSE và thông số value_if_false không được tính đến vì chỉ có một giá trị duy nhất ứng với tham số value_if_false thì hàm IF sẽ ngay lập tức trả về giá trị FALSE. 

Đây là một ví dụ cho công thức đó để bạn có thể hiểu rõ =IF(B1>22, “Good”)

Trong trường hợp người dùng đặt dấu phẩy sau tham số value_if_true thì hàm IF chắc chắn sẽ trả về giá trị bằng 0 ngay lập tức, bạn có thể hiểu là giá trị trả về không tương thích với công thức =IF(B1>22, “Good”,).

Khi mà người dùng muốn các công thức Excel có thể trả về các giá trị logic như TRUE hay là FALSE khi một điều kiện nhất định được đáp ứng thì việc cần làm đó là phải gõ TRUE trong ô tham số value_if_true. Ví dụ trực quan cho công thức ở trên như sau:

=IF(B1>22, TRUE, FALSE)
hoặc
=IF(B1>22, TRUE)

Nếu bạn muốn trả về giá trị “TRUE” hoặc “FALSE” là ký tự thì hãy đảm bảo rằng chúng được đặt trong dấu ngoặc kép. Phải nhớ rằng trong Excel sẽ không bao giờ tồn tại bất kỳ công thức nào công nhận dạng “TRUE” và “FALSE” là giá trị logic cả.

Trên đây là những quy tắc và thủ thuật cơ bản để bạn làm việc với hàm IF trong excel, sẽ còn rất nhiều kiến thức mà người dùng phải học nếu như muốn nâng cao trình độ của mình. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết này là nguồn kiến thức hữu ích cho bạn đọc, nhất là những nhân viên văn phòng.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn

Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!

 07/11/2022Xem chi tiết >>
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.

 10/10/2022Xem chi tiết >>
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán

Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?

 19/09/2022Xem chi tiết >>