Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc kiểm soát hàng tồn kho là một trong những vấn đề quan trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có hình dung cụ thể hơn về vấn đề hàng tồn kho cũng như trả lời cho câu hỏi hàng tồn kho gồm những gì.
Nhắc đến hoạt động kinh doanh hàng hoá, bên cạnh lượng sản phẩm, hàng hoá bán ra, tiêu thụ trên thị trường, còn có một phạm trù khác mang tên hàng tồn kho. Vậy chúng ta hiểu hàng tồn kho là gì và tại sao bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng phải quan tâm đến vấn đề hàng tồn kho?
Khái niệm hàng tồn kho trên thực tế là lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp dự trữ, lưu trữ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, là lượng sản phẩm mà sẽ được sử dụng để bán ra trong giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Đây không phải là lượng hàng tồn đọng, không tiêu thụ được như trước đây chúng ta vẫn hay có suy nghĩ lầm tưởng mà thực chất khái niệm hàng tồn kho đã trở thành một yếu tố bắt buộc trong kinh tế học, là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho hay lượng hàng lưu kho là số hàng hóa còn giữ lại tại kho lưu trữ. Những hàng hóa này được bảo quản, cân bằng đúng cách. Công tác quản trị hàng tồn kho là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như được quản trị đúng cách thức, hàng tồn kho chính là một trong những lợi thế giúp giảm sức ép đối với quá trình sản xuất và tăng lợi nhuận kinh doanh.
Mức hàng tồn kho phải luôn luôn được kiểm soát đạt theo chuẩn quy định, hạn chế vượt quá tiêu chuẩn hoặc giảm sút quá mức. Điều này tránh tình trạng tồn đọng hàng hoá hoặc gia tăng sức ép lên quá trình sản xuất, tiêu tốn chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp luôn luôn cần những đề xuất phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo định kỳ, đem lại hiệu quả cao.
Trong hệ thống quản trị kho bãi, hàng tồn kho được chia thành các loại:
- Hàng hoá doanh nghiệp mua về để thực hiện bán đi, tiêu thụ trên thị trường. Đó có thể là hàng hóa đã mua nhưng chưa được đưa về kho lưu trữ, đang trên đường vận chuyển; hàng hoá doanh nghiệp gửi đi cho chủ thể khác để bán; hàng gửi đi gia công hay chế biến,…
- Hàng hoá thành phẩm đã hoàn thiện còn lưu trong kho hoặc được gửi đi để bán.
- Hàng hoá chưa được hoàn thiện, còn đang trong quá trình sản xuất dở dang hoặc chưa hoàn thiện về chứng từ, giấy tờ nhập kho nhưng phải còn đang trong thời gian chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp.
- Các loại nguyên/nhiên/vật liệu đã mua hoặc đang trên đường vận chuyển đến nhà máy sản xuất.
- Các loại công cụ, dụng cụ sản xuất tồn kho hoặc đã mua và đang trên đường vận chuyển.
- Các loại chi phí đối với sản phẩm, dịch vụ được sử dụng dở dang trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hàng tồn kho còn được phân hoá thành một số loại sau đây dựa vào đặc điểm của từng loại hàng hoá:
- Nguồn vật tư: Các loại vật liệu cần thiết được sử dụng cho quá trình sản xuất.
- Nguyên/nhiên liệu thô: Các loại nguyên/nhiên liệu phục vụ sản xuất.
- Bán thành phẩm: Sản phẩm chưa hoàn thiện về cấu tạo hoặc chưa hoàn thành hồ sơ chứng từ lưu kho.
- Thành phẩm: Sản phẩm đã hoàn thiện, được lưu trữ trong kho để phục vụ kinh doanh.
Tuỳ thuộc vào tính chất của doanh nghiệp mà số lượng hàng tồn kho ở từng loại sẽ khác nhau. Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu kinh doanh để tiến hành lên kế hoạch quản trị hàng tồn kho cho hiệu quả.
Hy vọng các thông tin về hàng tồn kho cũng như các loại hàng hoá trong doanh sách hàng tồn kho trên đây đã có thể giúp các bạn trả lời được câu hỏi hàng tồn kho là gì, bao gồm những gì. Chúc các bạn ngày càng có thêm được nhiều nguồn kiến thức bổ ích.
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?