Hệ số lương cao đẳng, cách tính lương sinh viên cao đẳng mới ra trường

Nỗi lo về lương, mức lương bạn sinh viên nào ra trường cũng gặp phải. Đặc biệt khi học cao đẳng nhiều bạn sẽ cực kỳ quan tâm tới hệ số lương cao đẳng.

Nỗi lo về lương, mức lương bạn sinh viên nào ra trường cũng gặp phải. Đặc biệt khi học cao đẳng nhiều bạn sẽ cực kỳ quan tâm tới hệ số lương cao đẳng. Vậy khi mới ra trường các bạn nhận được mức lương bao nhiêu? Mỗi bậc lương được tăng bao nhiêu? Tìm hiểu chi tiết các thông tin sau để biết bạn nhé!

Hệ số lương cao, cách tính lương cao đẳng đại học

Hệ số lương khởi điểm và cách tính lương sinh viên cao đẳng

Đại học - cao đẳng - trung cấp có sự khác biệt khá lớn trong hệ số lương. Vậy nên chẳng phải tự nhiên các bạn trung cấp muốn học liên thông lên cao đẳng, còn cao đẳng lại muốn lên đại học. Mỗi cấp học lại có sự khác biệt về mức lương, cụ thể như sau:

Hệ số lương cao đẳng khởi điểm

Các bạn sinh viên cao đẳng mới ra trường sẽ có hệ số lương 2.10. Mỗi bậc lương được tăng sẽ tăng 0.21 đơn vị. Có 10 bậc lương cao đẳng, vậy nên hệ số lương tối đa các bạn có thể nhận được là 4.89. Có dễ dàng tính mức lương được hưởng không? Hãy tham khảo ngay sau đây để tìm hiểu cách tính từng bậc lương cao đẳng.

Cách tính lương sinh viên cao đẳng

Giờ các bạn đã biết hệ số lương 2.10, vậy cách tính như sau: Mức lương cơ bản hiện nay rơi vào 1.390 triệu đồng. Vậy nếu nhân với mức lương cơ bản các bạn sẽ được số tiền lương là: 2.10* 1.390 = 2.919 triệu đồng/ tháng. Vậy tối thiểu các bạn sẽ được từ 2.919 triệu, còn lương trợ cấp tùy ngành nghề, vùng miền nữa.

Bởi mức trợ cấp hiện nay với ngành kinh tế, tài chính khá cao. Rơi vào khoảng 1.8, nếu tính ra các bạn sẽ được 1.8*1.390*2.10 = 5.254 triệu/ tháng. Một con số khá ổn nếu nói với mức lương mới ra trường. Vậy nên số lượng sinh viên, học sinh vào các khoa, ngành kinh tế ngày một đông! Hãy tham khảo để chọn ngành, nghề phù hợp bạn nhé!

Điều kiện cần để nâng bậc lương cao đẳng

Nếu bạn muốn tăng lương chắc chắn nâng bậc lương là cách bền vững, dễ dàng nhất rồi. Nhưng muốn tăng bậc lương các bạn nên biết những điều kiện sau đây:

Công chức loại A cần tối thiểu 3 năm để xét nâng 1 bậc lương.

Công chức loại B và C tối thiểu 2 tháng để xét nâng 1 bậc lương.

Trong đó các bạn phải đạt đủ các tiêu chuẩn như: được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không vi phạm kỷ luật. Như vậy chỉ cần các bạn đạt đủ các tiêu chuẩn kể trên có thể thi nâng ngạch để tăng hệ số lương cao đẳng.

Những điều cần biết khi bạn muốn tăng lương

Ai cũng muốn tăng lương, tuy nhiên thường các bạn lại đánh giá mình quá cao so với thực tế. Vậy để tăng lương khi mới ra trường các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Làm việc tại cơ quan nhỏ

Nếu bạn là sinh viên cao đẳng mới ra trường đừng quá quan tâm tới lương. Dù nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của bạn, nhưng chỉ cần 4 - 5 triệu các bạn đã đủ trang trải cuộc sống rồi. Thay vào đó hãy chỉ làm tại một cơ quan nhỏ, học cách làm tất cả mọi việc rồi tỏa sáng trong công việc.

Tạo ra giá trị cho cơ quan

Nếu bạn muốn tăng lương chắc chắn phải tạo ra giá trị tại nơi làm việc. Hãy xem xét mình có thực sự tài năng, đáng được tăng lương không trước khi đòi hỏi ông chủ tăng lương cho bạn. Còn nếu đã suy xét thật kĩ, thấy mức lương chưa đủ với trình độ các bạn có thể chuyển nơi làm việc mới.

Hãy làm việc chăm chỉ

Muốn tăng hệ số lương cao đẳng các bạn nên làm việc chăm chỉ, bớt than vãn với cấp trên. Bởi chỉ có hết mình vì công việc, chăm chỉ hơn mới có thể tăng lương. Đại học, cao đẳng hay trung cấp không quyết định tất cả. Chỉ cần bạn cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng.

Trên đây mình đã giải đáp chi tiết cho các bạn về hệ số lương cao đẳng. Hy vọng rằng các bạn sẽ có vốn kiến thức cần thiết, đầy đủ để làm việc hiệu quả hơn. Chúc các bạn tìm được công việc ổn định cùng mức lương ưng ý.

>>> Xem thêm các bài viết:

 

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn

Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!

 07/11/2022Xem chi tiết >>
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.

 10/10/2022Xem chi tiết >>
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán

Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?

 19/09/2022Xem chi tiết >>