Kế toán giá thành là gì? Vai trò của việc làm này quan trọng ra sao trong doanh nghiệp? Để trả lời câu hỏi này và có định hướng nghề nghiệp đúng đắn với vị trí kế toán giá thành, hãy đọc thật kỹ những chia sẻ sau đây về vị trí này nhé.
Kế toán giá thành là một vị trí công việc đảm đương nhiệm vụ xác định những loại giá thành, chi phí một cách chính xác, đầy đủ của sản phẩm ở thực tế. Qua đó, lấy chi phí xác định được làm căn cứ xác định giá bán sẽ áp dụng cho hàng hóa, đảm bảo giá áp dụng cần phù hợp, đáp ứng được lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp.
Kế toán giá thành bất kể lúc nào cũng có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí.
Khi hiểu rõ khái niệm kế toán giá thành là gì, bạn có năm được nhiệm vụ đầy đủ của nghề này hay không? Có thể với thông tin tổng quan đã đưa ra, nhiều người mới bước vào nghề chưa kịp hình dung được rốt cuộc vị trí này là làm những gì. Vì thế để thuận lợi cho tất cả nguồn lực, đặc biệt là nhân viên mới vào nghề biết bản thân cần làm gì thì bạn hãy khám phá cùng chúng tôi bản mô tả đầy đủ công việc kế toán giá thành nhé.
Kế toán giá thành sẽ làm những việc gì? Thực chất câu hỏi tưởng như đơn giản này lại là thách thức đối với rất nhiều người. Vì sao vậy? Con người ai cũng có một phạm trù, một mục tiêu riêng để theo đuổi nghề nghiệp. Có người thành công cũng có kẻ chịu thất bại.
Có thể vì rất nhiều lý do để dẫn một ai đó tới với sự thất bại tồi tệ mà chẳng ai mong muốn nhưng điểm mấu chốt vẫn chính là không xác định được nhiệm vụ quan trọng mà bản thân cần đầu tư để hoàn thành nhiệm vụ. Trong nghề kế toán nói chung và công việc kế toán giá thành nói riêng, bắt buộc chúng ta phải xác định được bản thân cần làm nhiệm vụ quan trọng nào. Đáp án sẽ có ngay qua phần thông tin chia sẻ dưới đây.
Khi tính toán giá thành cho sản phẩm, nhân viên kế toán giá thành sẽ thực hiện công tác tập hợp các khoản phí chung phục vụ cho sản xuất như phí dịch vụ mua ngoài, nguyên vật liệu, hao mòn đối với các tài sản cố định, điện – nước, ... và cả chi phí thanh toán tiền lương cho nhân lực. Tiếp đến kế toán cũng dựa vào những khoản được cấu thành nên như giá định mức, kế hoạch hay giá thực tế, ... để tính.
Ngoài việc căn cứ vào các yếu tố cơ sở để tính toán thì kế toán giá thành cũng là người chịu trách nhiệm kiểm soát mọi loại giá theo từng đơn hàng, từng sản phẩm. Chú ý để kịp thời điểm chỉnh giá dựa trên sự biến động về mặt chi phí.
Tất cả những tài khoản có sự liên quan tới giá thành thì kế toán giá thành đều phải tiến hành hạch toán. Phương pháp chủ yếu được sử dụng phục vụ cho nghiệp vụ này đa dạng nhưng không thể sử dụng tùy ý mà cần tuân theo đúng phương pháp đã được doanh nghiệp chọn lựa.
Kế toán mảng giá thành cần thường xuyên tổ chức khoa học hoạt động đánh giá đối với lượng sản phẩm ở trạng thái dở dang. Việc này sẽ tạo được cơ sở phục vụ cho việc hạch toán đối với một kỳ kế toán đạt được độ chính xác mong muốn và đảm bảo tiến hành đầy đủ.
Lập báo cáo ở dạng bảng phân tích – tổng hợp đối với sự hiệu quả của đơn vị sản xuất cho mỗi đơn hàng. Các báo cáo công việc khác cũng phải được lập định kỳ theo quy định. Trong đó, bạn sẽ phải viết các báo cáo sau:
+ Báo cáo sản xuất: ở báo cáo này sẽ trình bày rõ ràng, cụ thể về nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu.
+ Báo cáo giá thành: người lập cần báo lại các giá thành trong từng sản phẩm và từng đơn hàng, gửi kèm theo bảng giá thành đã áp dụng.
+ Báo cáo chi phí sản xuất: với báo cáo này, người lập sẽ báo cáo về sự khấu hao tài sản cố định, phí trả trước, dụng cụ, công cụ, báo cáo tổng hợp, chi phí chung, tiền lương chi tiết, các khoản mục phí.
+ Báo cáo đơn hàng: nêu lại chi tiết việc thực hiện các đơn hàng.
Trong nghiệp vụ kế toán giá thành, nhân viên kế toán cần biết cách phân loại chính xác các giá thành. Cách phân loại có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
Phân loại theo thời điểm, số liệu tính giá sẽ gồm có giá thành theo kế hoạch, theo định mức và giá dựa vào thực tế. Còn phân loại theo phạm vi chi phí sẽ có giá theo sản xuất và theo tiêu thụ.
Do có những khác biệt giữa hai loại đối tượng là đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng giá thành nên dẫn đến sự khác biệt giữa hai phương pháp kế toán cần áp dụng đó là phương pháp chi phí và phương pháp giá thành theo từng sản phẩm.
Trong phương pháp giá thành, người kế toán có thể thực hiện nhiều phương pháp sau để phục vụ cho việc tính giá, gồm có:
- Phương pháp tính giá thành cho sản phẩm một cách trực tiếp
- Hệ số
- Tỷ lệ
- Loại ra các sản phẩm phụ
- Tính theo đơn đặt hàng
- Phân bước
Để đảm bảo hiệu quả trong khi tính giá thành sản phẩm, người nhân viên kế toán sẽ cần chú ý thực hiện những yêu cầu sau đây:
Trước tiên, kế toán viên phải tập hợp lại những khoản chi phí chi tiêu ở từng bộ phận một cách đầy đủ, chính xác để nêu lên được giá thành của mỗi nhóm sản phẩm đã chi trong mỗi kỳ sản xuất. Đối với các hoạt động phân bổ, hạch toán hay kết chuyển khoản phí sản xuất, người thực hiện phải đảm bảo tính chất xác, sự hợp lý.
Tuỳ vào từng sản phẩm và từng quy trình riêng khi thực hiện sản xuất, kinh doanh, nhân viên kế toán cũng cần lựa chọn phương pháp tính toán sao cho phù hợp.
Đặc biệt, người kế toán viên phải đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ năng. Cụ thể, nhân viên kế toán giá thành sẽ thực hiện nhiệm vụ tương tự một kế toán viên thông thường. Bên cạnh đó có sự am hiểu sâu đối với chuẩn mực kế toán mà Luật kế toán Việt Nam đã ban hành. Ngoài ra, bạn cần có kiến thức chuyên môn sâu và đầy đủ về cách tính giá thành, về chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Trong quá trình thực hiện công việc, nhân viên kế toán giá thành cũng phải kiểm soát được những loại chi phí, phân tích chúng hiệu quả, biết cách tổng hợp các số liệu phù hợp để không bỏ sót bất kỳ dữ liệu quan trọng nào trong quy trình. Đặc biệt, khả năng làm việc nhóm, phối hợp với các bộ phận khác cũng phải tốt mới có thể hoàn thành nhiệm vụ kế toán giá thành.
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?