Kế toán hành chính sự nghiệp là cụm từ còn nhiều mới lạ với rất nhiều người, ngay cả những người có đam mê liên quan tới ngành kế toán. Vậy bạn đã biết những gì về kế toán hành chính sự nghiệp? Các thắc mắc sẽ được làm rõ qua bài viết sau đây.
Trước khi tìm hiểu về kế toán hành chính sự nghiệp ta cần hiểu về các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Đó là các cơ quan được hình thành và hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của Nhà nước, một số trường hợp có thể từ kinh phí tài trợ, hoạt động kinh doanh, hội phí,…Các đơn vị hành chính sự nghiệp điển hình như bệnh viện, các ủy ban,…
Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán điều hành, quản lý các nguồn kinh phí, quyết toán các hoạt động tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp dựa trên ngân sách được nhà nước giao cho.
Kế toán hành chính sự nghiệp không chỉ giữ vai trò quan trọng và thiết yếu đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp mà còn giữ một vai trò to lớn trong việc thực hiện ngân sách nhà nước.
Kế toán tiền và vật tư: Phản ánh sự biến động đối với các dòng tiền, khả năng thu, chi ngân sách của các đơn vị. Với vật tư tài sản phản ánh chân thực, chính xác số lượng, giá trị hiện có, giá trị hao mòn của tài sản, vật tư tại đơn vị.
Kế toán các khoản thu: Tổng hợp, kiểm tra các khoản thu ngân sách phát sinh, nhượng bán tài sản cố định, các khoản phí,… tại đơn vị.
Kế toán các khoản chi trả: Tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu các khoản chi trả cho các đối tượng liên quan với các mức độ thường xuyên, không thường xuyên như các nhà cung cấp,…và các chi phí cho các hoạt động khác.
Kế toán các nguồn kinh phí, vốn quỹ: Quản lý, theo sát các nguồn kinh phí cấp, viện trợ và thanh quyết toán các khoản dự toán, nhìn nhận tình hình sử dụng quỹ tại đơn vị.
Kế toán thanh toán: Quản lý, thu thập, tổng hợp và kiểm tra các khoản nợ cần thu, tình hình thanh toán của các đối tượng chưa hoàn trả đầy đủ trong đơn vị và cả ngoài đơn vị. Bên cạnh đó là các khoản nợ phải trả, các khoản lương phải chi trả cho cán bộ công nhân viên chức và các khoản cần phải nộp liên quan đến quy định của nhà nước.
Chế độ hành chính sự nghiệp được nhà nước chỉnh sửa và áp dụng từ năm 2018, mang những yêu cầu mới sau đây:
- Về chứng từ kế toán: Với chứng từ bắt buộc các đơn vị phải sử dụng một mẫu quy định thống nhất và không được sửa đổi (tham khảo tại Thông tư 107/2017/TT-BTC). Với chứng từ tự thiết kế cần phải đáp ứng các nội dung có trong Điều 16 – Luật kế toán.
- Về sổ kế toán: Các đơn vị phải mở sổ này để thực hiện cho việc ghi chép, tổng hợp một cách hệ thống và lưu giữ toàn bộ các vấn đề kinh tế phát sinh liên quan đến đơn vị kế toán.
- Với các trường hợp sử dụng ngân sách do nhà nước cấp, các nguồn viện trợ hoặc vay nợ từ nước ngoài được khấu trừ, giữ lại phải mở sổ kế toán để có theo dõi riêng.
Với kế toán hành chính sự nghiệp con đường và vị trí việc làm là vô cùng rộng mở và được quan tâm nhiều. Các đơn vị mà một kế toán hành chính sự nghiệp có thể làm :
- Tại các đơn vị có nguồn thu từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu ngoài khác như: bệnh viện, trường học,…
- Tại các đơn vị hành chính có nguồn thu tập trung chủ yếu từ ngân sách của nhà nước như: ủy ban hành chính, Sở tài chính,…
- Tại các đơn vị hành chính sự nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh( trừ các đơn vị tự đảm bảo khả năng chi thường xuyên và chi đầu tư)
- Tại các đơn vị thực hiện các dự án mang tính chất xã hội.
Trên đây đã đem đến cho bạn một số thông tin cơ bản, một cái nhìn sâu sắc về kế toán hành chính sự nghiệp. Mong rằng từ những điều trên sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định và hướng đi phù hợp khi có ý định theo đuổi trở thành một kế toán hành chính chuyên nghiệp.
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?