Hiện nay kế toán một chuyên ngành phổ biến và có tính ổn định, là ngành hấp dẫn trong nhóm ngành kinh tế, là chuyên ngành có vai trò quan trọng không thể thiếu với bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào. Doanh nghiệp muốn tối đa lợi nhuận, tối thiểu chi phí thì kế toán rất cần thiết. Khi bạn quan tâm đến ngành kế toán thì bạn sẽ quan tâm đến kế toán là gì? Công việc làm gì? Vậy nên bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và có cái nhìn tổng quan về ngành kế toán.
Kế toán là việc thu thập, ghi chép những tài sản, hoạt động của doanh nghiệp rồi xử lý tính toán và cung cấp những thông tin về tài sản, nguồn hình thành của tài sản và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhằm cung cấp những thông tin hữu ích để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định về kinh tế và lập kế hoạch cho tương lai.
Khi học ngành kế toán, đầu tiên bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở ngành như nguyên lý kế toán, tài chính tiền tệ, kế toán quản trị, kiểm toán tài chính đến những kiến thức chuyên môn như kế toán tài chính, kế toán và lập báo cáo thuế, kế toán công ty, phân tích báo cáo tài chính, thực hành nghề nghiệp kế toán. Đây là ngành học được rất nhiều trường đào tạo với nhiều bậc học khác nhau từ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề đến Đại học.
Bạn sẽ được cung cấp những kiến thức về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán; luật chuẩn mực kế toán. Khi đó bạn sẽ học được cách thu thập, xử lý những thông tin qua các nghiệp vụ kế toán như việc quản lý thu-chi, mua bán tài sản cố định, nguyên vật liệu, làm dự toán,… quản lý chi phí, doanh thu theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó cung cấp những thông tin về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài những kiến thức chuyên ngành, tổng quan bạn sẽ được trang bị thêm nhiều kỹ năng cần thiết liên quan như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian,… Từ đó giúp bạn có thể trang bị được những kiến thức nền tảng để tìm được công việc tốt và phù hợp với chuyên ngành.
Tùy theo chuyên ngành và bậc học cũng như thế mạnh của bản thân, sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm được các công việc sau: kế toán trưởng, kế toán quản trị, kế toán công nợ, kế toán bán hàng chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, kế toán thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng; Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên quản lý dự án tại các công ty chứng khoán, ngân hàng; Kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính, Giám đốc tài chính
Công việc của một kế toán viên thì rất đa dạng tùy mỗi doanh nghiệp và tổ chức mà có những phân công khác nhau,… nhưng hầu hết thì đều liên quan đến danh sách công việc của một kế toán đây:
Khi phát sinh những giao dịch mua bán kế toán theo dõi thu – chi, công nợ, theo dõi quỹ tiền mặt, giao dịch với ngân hàng, tính lương BHXH,…
Tiếp nhận các chứng từ kế toán, kiểm tra và hạch toán
Ghi chép và tính toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như hạch toán doanh thu, chi phí, khấu hao, công nợ,thuế,…theo chính sách kế toán, chính sách thuế, phản ánh chính xác, kịp thời, trung thực các nghiệp vụ.
Lập báo cáo theo tháng, quý, năm.
Ra ngân hàng lấy sổ phụ và thực hiện những giao dịch với ngân hàng
Lưu giữ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán.
Thanh toán công nợ, hạch toán chi phí, tổng hợp doanh thu hàng ngày.
Kiểm tra, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, công nợ phải thu, phải trả.
Lập tờ khai và lập báo cáo thuế và nộp thuế theo quy định.
Kế toán làm việc nhiều với sổ sách nên đòi hỏi bạn cần tập trung, cẩn thận trong việc tính toán và hạch toán để tránh những sai sót. Để làm tốt công việc cũng đòi hỏi bạn có niềm đam mê với công việc này và không ngừng học hỏi.
Người làm công tác kế toán sẽ đảm nhiệm những công việc chi tiết dưới đây theo ngày, theo tháng bao gồm:
Thu thập, ghi chép và xử lý,lưu trữ các thông tin trên các chứng từ kế toán.
Khi phát sinh thu chi cần lập các phiếu thu, phiếu chi.
Khi viết sai hóa đơn GTGT thì kế toán sẽ xử lý theo thông tư 39/2014/TT-BTC.
Ghi chép các thông tin vào sổ quỹ, sổ tiền gửi, sổ chi tiết, sổ tổng hợp…
Khi có yêu cầu của giám đốc hay kế toán trưởng thì lập các báo cáo.
Thực hiện thanh toán công nợ nếu có phát sinh.
Hoàn thành các công việc khác khi được giao.
Hàng tháng kế toán lập tờ khai thuế GTGT, TNCN.
Nếu doanh nghiệp sử dụng hoá đơn giấy thì hàng tháng lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Thực hiện tính toán lại giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán.
Thực hiện tính lương, bảo hiểm và khoản phụ cấp cho người lao động.
Nộp báo cáo cho giám đốc.
Lưu trữ thông tin các loại sổ sách hàng tháng.
Hàng quý lập tờ khai thuế GTGT, tạm tính thuế TNDN, TNCN.
Cuối năm quyết toán thuế TNCN, TNDN.
Lập báo cáo thuế cuối năm và quý 4
Thực hiện kiểm tra lại quỹ tiền mặt, hàng hoá, tài sản và công nợ.
Đối chiếu sổ sách giữ sổ chi tiết với tổng hợp.
Lập bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và thuyết minh báo cáo tài chính.
Lưu trữ lại các loại sổ sách kế toán và chứng từ kế toán.
Giai đoạn bận nhất của kế toán là khi kết thúc quý 4 vào giai đoạn cuối năm. Lúc này kế toán phải giải quyết các vấn đề phát sinh của quý 4 và lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế. Bên cạnh đó, kế toán phải xác định chính xác doanh thu, chi phí từ đó tính ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và kết chuyển lãi lỗ cho doanh nghiệp để cung cấp và báo cáo tình hình tài chính cho ban giám đốc. Từ đó ban giám đốc có cái nhìn chính xác hơn để đưa ra những định hướng và lên kế hoạch cho năm tới.
Bạn muốn trở thành một kế toán giỏi thì bạn cần nỗ lực hết mình, đòi hỏi bạn phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ. Đến với nghề kế toán bạn cần chuẩn bị hành trang về trình độ chuyên môn, các kỹ năng cần thiết nghiệp vụ kế toán. Là một kế toán bạn cần có đức tính trung thực, chăm chỉ, cẩn thận, thật thà và tỉ mỉ. Bên canh đó, bạn phải rèn luyện thêm các kỹ năng về tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ , kỹ năng thuyết trình và khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Có đạo đức nghề nghiệp kế toán và có ý thức chấp hành pháp luật về kế toán.
Đọc xong bài viết chắc bạn đã có được những giải đáp, câu trả lời cho các câu hỏi kế toán là gì? Học những gì? Công việc là làm gì? rồi chứ. Mình tin khi giải đáp được các câu hỏi trên bạn sẽ có những định hướng tốt hơn để gắn bó hay chọn học ngành nghề này.
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?