Kế toán không còn là một ngành xa lạ với hầu hết mọi người nhưng kế toán ngành du lịch lại có những nghiệp vụ khác so với những ngành khác. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về kế toán ngành du lịch.
Trong ngành du lịch thường có hai loại hình chủ yếu: du lịch lữ hành và dịch vụ du lịch. Bởi vậy, kế toán viên cũng sẽ làm theo hai nhóm này với những nghiệp vụ khác nhau như dưới đây:
Với hình thức tổ chức các gói du lịch theo tour bao gồm nhiều loại chi phí được tổng hợp nên đặc điểm của kế toán du lịch lữ hành sẽ là:
- Theo dõi doanh thu, chi phí theo hợp đồng, theo tour du lịch
Chi phí do hướng dẫn viên thực hiện sẽ ứng trước tiền theo tour, khi kết thúc tour, hoặc hợp đồng mới thanh toán với phòng kế toán
- Các hóa đơn khách sạn, nhà hàng đôi khi sẽ nhận trễ hơn so với việc thanh toán của hướng dẫn viên.
- Có loại hợp đồng làm với một đơn vị cùng ngành để thực hiện một phần khối lượng công việc.
- Tour du lịch gồm hai loại: trong nước và nước ngoài.
-Trong kinh doanh lữ hành có sản phẩm đặc trưng là chương trình du lịch trọn gói và nó có thể được thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.
Du lịch dịch vụ là dịch vụ hoàn chỉnh sau khi kết hợp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau: Ăn uống, đi lại, giải trí, … . Bởi vậy, đặc điểm của kế toán du lịch dịch vụ là:
- Mỗi lần cung ứng, thực hiện lại tạo nên một sản phẩm dịch vụ khác nhau bởi yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ là tâm lý, trạng thái của khách hàng và người phục vụ.
- Trong quá trình từ khi đón khách đi đến khi đón khách trở về điểm xuất phát, tổ chức những hoạt động phục vụ nhu cầu khách du lịch gồm: những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi như giải trí, tham quan và những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến đi như đi lại, ăn ở, an ninh.
Lên kế hoạch chi phí tour du lịch
Lập danh sách khách du lịch
Lập dự chi ngân sách, kiểm duyệt các khoản trị cho tour
Kết nối các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến tour
Thực hiện công tác theo dõi và quản lý chi phí tour
Thu nhập chi phí đầu vào của tour du lịch
Ghi nhận và theo dõi các khoản chi phí theo từng đối tượng tour
Phân loại tour du lịch trong nước và tour du lịch nước ngoài
Xác định thuế GTGT cho các tour du lịch nước ngoài có thuế suất
Cân đối chi phí thuế: cân đối chi phí hóa đơn và doanh thu bán ra
Quyết toán toàn bộ tour du lịch sau khi tour kết thúc
Lập báo cáo chi phí trong tour du lịch
Lập báo cáo kết quả/hiệu quả của tour du lịch
Lập báo cáo tài chính
Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
Lập báo cáo tổng hợp doanh thu theo tour nào cao, tour nào thấp và hiệu quả của tour
Ngoài ra, cụ thể hơn là có hai vấn đề cơ bản cần kế toán du lịch xử lý: việc tính giá thành với từng dịch vụ đi tour, khoản tạm ứng cho nhân viên hướng dẫn tour du lịch, nhân viên điều hành tour
- Tính giá thành: Với hoạt động du lịch, lữ hành, kế toán tính giá thành theo từng dịch vụ, hợp đồng tour. Giá thành gồm ba nội dung chính: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, , chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán viên sẽ tập hợp đủ chứng từ, hóa đơn rồi tiến hành định khoản và ghi sổ kế toán các nghiệp vụ phát sinh.
- Việc tạm ứng: Có thể mở một tài khoản tạm ứng cho mỗi nhân viên. Kế toán viên sẽ căn cứ vào hóa đơn chứng từ sau khi hoàn thành tour hoàn ứng cho nhân viên.
Bài viết trên tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản về kế toán du lịch: Đặc điểm và những công việc của kế toán du lịch . Mong nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về kế toán du lịch.
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?