Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán

Kỳ kế toán là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong kế toán doanh nghiệp mà mọi kế toán viên cần nắm rõ. Tuy vậy, có nhiều kế toán viên vẫn chưa nắm rõ khái niệm này. Vậy kỳ kế toán là gì? Có những loại kỳ kế toán nào? Luật Kế toán có những quy định như thế nào về kỳ kế toán? Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết được những thông tin tổng hợp về kỳ kế toán nhé! Đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào trong bài viết!

1. Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào?

1.1. Kỳ kế toán là gì?

Trong Luật Kế toán có ghi chú rất rõ nhiều khái niệm cũng như quy định liên quan đến kế toán nói chung và kế toán doanh nghiệp nói riêng. Trong số đó có định nghĩa về kỳ kế toán. Cụ thể, tại Điều 3 của Luật Kế toán Việt Nam có định nghĩa kỳ kế toán là khoảng thời gian kế toán có tính chất định kỳ trong mỗi doanh nghiệp.

Nắm rõ những quy định về kỳ kế toán
Nắm rõ những quy định về kỳ kế toán

Một kỳ kế toán sẽ bắt đầu từ khi kế toán viên ghi chép những dữ liệu đầu tiên trong sổ kế toán và kết thúc ở thời điểm kế toán viên khóa lại sổ kế toán. Sau khi khóa sổ, kế toán viên theo thông lệ sẽ phải làm báo cáo tài chính để nộp cho cấp trên.

1.2. Kỳ kế toán được phân loại như thế nào?

Sau khi tìm hiểu kỳ kế toán là gì, trong phần này chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu về cách phân loại kỳ kế toán. Kỳ kế toán được phân loại theo thời gian bao gồm kế toán tháng, kế toán quý và kế toán năm; đơn vị kế toán mới được thành lập cũng có cách tính kỳ kế toán riêng biệt và kỳ kế toán của đơn vị kế toán khi được hợp nhất, bị chia, chuyển đổi loại hình, chuyển đổi hình thức sở hữu, đơn vị bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động.

Cùng tìm hiểu về các loại kỳ kế toán trên ngay sau đây nhé!

Kế toán viên cần áp dụng đúng kỳ kế toán cho doanh nghiệp
Kế toán viên cần áp dụng đúng kỳ kế toán cho doanh nghiệp

1.2.1. Kỳ kế toán theo tháng, quý hoặc năm

Quy định về việc phân loại kỳ kế toán theo tháng, quý và năm được căn cứ trên Khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán Việt Nam. Theo đó, kỳ kế toán tháng được tính từ ngày đầu tiên trong tháng đến hết ngày cuối cùng trong tháng đó. Kỳ kế toán quý bao gồm 3 tháng. Mốc thời gian được tính từ ngày đầu tiên của tháng đầu tiên trong quý đó cho đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý.

Kỳ kế toán năm được tính bao gồm 12 tháng, thông thường sẽ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của cùng một năm dương lịch. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không tuân theo quy tắc này.

Đối với các đơn vị sở hữu những đặc thù về hoạt động hoặc cơ chế tổ chức thì thời điểm bắt đầu của kỳ kế toán năm có thể không vào ngày 01 tháng 01, tuy nhiên tổng thời gian kỳ kế toán năm vẫn phải đảm bảo tròn 12 tháng. Những doanh nghiệp này cần gửi thông báo đến cơ quan thuế và cơ quan tài chính để xác nhận thời gian bắt đầu và kết thúc kỳ kế toán năm.

Kỳ kế toán năm thường kéo dài 12 tháng
Kỳ kế toán năm thường kéo dài 12 tháng

1.2.2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới thành lập

Với những đơn vị mới thành lập thì trong Khoản 2 Điều 12 của Luật Kế toán Việt Nam cũng có những quy định chặt chẽ về cách tính kỳ kế toán. Cụ thể, kỳ kế toán đầu tiên sẽ bắt đầu kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cách tính kỳ kế toán tháng, quý và năm được áp dụng tương tự như cách tính đã được giới thiệu trong phần trước.

Đối với những đơn vị khác nói chung thì ngày có quyết định thành lập sẽ là ngày đầu tiên của kỳ kế toán và cũng áp dụng cách tính kỳ kế toán tháng, quý và năm như đã được giới thiệu trong phần trước.

1.2.3. Cách tính kỳ kế toán khác

Trong trường hợp một đơn vị được hợp nhất hoặc bị chia thành nhiều đơn vị nhỏ; hoặc nhiều đơn vị hợp nhất thành một đơn vị lớn hơn; hoặc đơn vị được chuyển đổi loại hình, hình thức sở hữu; đơn vị chấm dứt hoạt động, tuyên bố giải thể hoặc phá sản thì vẫn cần hoàn tất báo cáo tài chính, do đó phải có kế toán.

Đơn vị giải thể thì vẫn phải làm kế toán đến ngày cuối cùng còn hoạt động
Đơn vị giải thể thì vẫn phải làm kế toán đến ngày cuối cùng còn hoạt động

Theo đó thì hoạt động kế toán trong những doanh nghiệp kể trên vẫn cần tuân theo kỳ kế toán. Cách tính kỳ kế toán như sau: Kỳ kế toán được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kế toán tháng, quý hoặc năm, và ngày kết thúc kỳ kế toán được tính là ngày mà quyết định chia nhỏ, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu hoặc loại hình, giải thể hoặc phá sản chính thức có hiệu lực.

Ngoài ra, trong Luật Kế toán Việt Nam cũng hướng dẫn cách cộng gộp kỳ kế toán như sau: Trong trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên có thời gian chưa đủ 90 ngày thì có thể cộng gộp với kỳ kế toán của năm tiếp theo. Trường hợp kỳ kế toán của năm cuối cùng chưa đủ 90 ngày thì cũng có thể cộng gộp với kỳ kế toán của năm trước đó.

Theo quy tắc được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp thì kỳ kế toán của năm đầu tiên và kỳ kế toán của năm cuối cùng có thể gộp như trên, tuy nhiên tổng thời gian không được vượt quá 15 tháng.

Tổng thời gian cộng gộp kỳ kế toán không vượt quá 15 tháng
Tổng thời gian cộng gộp kỳ kế toán không vượt quá 15 tháng

2. Xử phạt khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán

Như vậy là trong phần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu kỳ kế toán là gì và cách tính kỳ kế toán cũng như một số quy tắc liên quan đến kỳ kế toán trong doanh nghiệp.

Những quy định trên đều được hướng dẫn trong Luật Kế toán Việt Nam và kế toán viên trong doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ tất cả những quy định đó. Trường hợp cố tình làm sai thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trong Khoản 1 Điều 7 của Nghị định 41/2018/ NĐ-CP.

Cụ thể, đối với lỗi áp dụng sai quy định về chữ viết và chữ số trong kế toán, sử dụng đơn vị tiền tệ không đúng quy định, cố tính làm sai quy định về kỳ kế toán hoặc áp dụng sai chế độ kế toán thì số tiền mà doanh nghiệp bị xử phạt có thể dao động từ 10 đến 20 triệu đồng.

Xử phạt khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán
Xử phạt khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán

Ngoài ra, tổ chức không có đủ thẩm quyền nhưng lại ban hành hoặc công bố chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán thì cũng sẽ bị xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.

Qua bài viết trên đây, tin rằng quý bạn đọc đã có một góc nhìn tổng quát hơn và hiểu rõ kỳ kế toán là gì, cũng như có thể áp dụng đúng những quy định liên quan đến kỳ kế toán. Kỳ kế toán cần được áp dụng chính xác và kế toán viên cũng cần hiểu rõ về doanh nghiệp để áp dụng chế độ kế toán phù hợp nhất.

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn

Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!

 07/11/2022Xem chi tiết >>
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.

 10/10/2022Xem chi tiết >>
Kế toán mới ra trường nên làm gì và những chia sẻ hữu ích cho bạn
Kế toán mới ra trường nên làm gì và những chia sẻ hữu ích cho bạn

kế toán mới ra trường nên làm gì? những thách thức của kế toán mới ra trường như thế nào? làm gì để kế toán mới ra trường tự tin hơn với nghề? click ngay!

 16/07/2022Xem chi tiết >>