Những phương pháp rèn luyện kỹ năng ra quyết định hiệu quả nhất

Một người có kỹ năng ra quyết định tốt, quyết đoán sẽ dễ thành công và ngược lại. Cùng tìm hiểu phương pháp rèn luyện kỹ năng ra quyết định trong bài viết này.

Một người có kỹ năng ra quyết định tốt, quyết đoán sẽ dễ thành công, ngược lại nếu chậm đưa ra quyết định có thể ảnh hưởng đến chính bạn và người khác. Cùng tìm hiểu phương pháp rèn luyện kỹ năng ra quyết định qua nội dung bài viết này. 

1. Suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định

Đứng trước bất cứ một quyết định nào bạn cũng cần phải có những suy nghĩ kỹ, nếu như đó là những quyết định quan trọng thì càng phải dành thời gian và tâm sức để suy đi tính lại một cách hợp lý.

kỹ năng ra quyết định ra sao

Nếu như đang gặp bế tắc trong việc đưa ra quyết định của mình, bạn có thể tham khảo những lời khuyên từ những người thân, bạn bè. Nhưng không nên nghe quá nhiều lời khuyên vì đôi khi các ý kiến trái chiều chỉ khiến bạn thêm rối.

2. Không bị ảnh hưởng bởi những tác động từ người khác

Nếu như bạn đã có những quyết định của bản thân sau khi đã suy nghĩ thấu đáo thì nên hoàn toàn tin tưởng vào chính mình, không nên vì nghe theo người khác mà thay đổi quyết định hoặc chậm đưa ra quyết định. Điều đó có thể khiến bạn lỡ một sự việc nào đó, ảnh hưởng đến chính bạn. 

Ví dụ: Bạn có năng khiếu về hội họa và thực sự thích công việc này, tuy nhiên người thân của bạn lại ngăn cản mong muốn này của bạn vì công việc này không ổn định. Thay vì lập tức từ bỏ bạn cần phải hiểu rõ được đâu mới là quyết định đúng đắn, phù hợp với bản thân, nếu như nghe theo người khác cũng sẽ rất khó để bạn thành công với công việc mới. 

Nếu như chỉ mải chú ý đến những ý kiến, tác động của người khác đặc biệt là những ý kiến không ủng hộ bạn nó chỉ càng khiến bạn trở nên hoang mang, sợ hãi về quyết định của bản thân. 

Bạn có thể tham khảo ý kiến của người khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng và hãy nên nhớ rằng bạn mới là người chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân.

3. Viết quyết định ra giấy 

Bạn nên viết quyết định của mình ra giấy, rồi đưa ra các lý do vì sao mình lại quyết định như thế. Để sau này khi quyết định của bạn là đúng đắn thì bạn có thể xem lại mình đã chọn quyết định như vậy với những lý do như thế nào.

Ngược lại khi quyết định của bạn chưa phù hợp thì bạn cũng có thể đọc lại giấy là những lý do mình đưa ra còn chưa hợp lý ở đâu để rút kinh nghiệm cho bản thân, cho những quyết định tiếp theo.

4. Kiên quyết với quyết định đã đưa ra

Một khi đã quyết định một việc nào đó bạn phải kiên quyết làm đến cùng, đừng nhanh chóng thay đổi hoặc bỏ dở giữa chừng. Cho dù quyết định của bạn có không thành công nhưng nó vẫn mang đến những bài học rất có ích cho bạn, để bạn sửa chữa cho những hành động sau này.

Ngược lại nếu như bạn liên tục thay đổi quyết định thì chỉ càng thêm chứng tỏ bạn là người không có lập trường kiên định, rất dễ thay đổi và bạn sẽ rất khó thành công khi làm việc trong bất cứ một môi trường nào, cũng như hoàn thành được các công việc trong cuộc sống hàng ngày.

Cần nắm rõ những kỹ năng ra quyết định

5. Rút ra bài học sau khi đưa ra quyết định

Dù quyết định của bạn có là đúng đắn hay quyết định sai lầm thì sau mỗi lần đưa ra quyết định bạn phải rút ra những bài học cho bản thân. 

Với những quyết định chính xác bạn cần đánh giá lại và tìm ra các giải pháp để những lần sau có thể đưa ra quyết định một cách nhanh hơn, rút ngắn được thời gian. Ngược lại bạn cần phân tích chi tiết những nguyên nhân dẫn đến quyết định sai lầm của bạn ở đâu, còn thiếu sót ở chỗ nào hay bạn còn yếu ở khâu nào để kịp thời có những thay đổi để không những lần quyết định sau không gặp phải tình trạng tương tự.

Trên đây là những nội dung tìm hiểu phương pháp rèn luyện kỹ năng ra quyết định hiệu quả, tính quyết đoán là yếu tố quan trọng cần phải có khi đưa ra quyết định. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích giúp bạn đọc có thể sự tự tin trước mỗi quyết định của bản thân.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn

Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!

 07/11/2022Xem chi tiết >>
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.

 10/10/2022Xem chi tiết >>
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán

Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?

 19/09/2022Xem chi tiết >>