Luật kế toán mới nhất mà nhân viên kế toán cần phải nắm rõ

Luật kế toán là thứ một nhân viên kế toán bắt buộc phải ghi nhớ để tránh mắc phải những sai lầm trong công việc liên quan tới pháp luật.

Trong giai đoạn công nghiệp 4.0 với nền kinh tế thị trường hiện nay, pháp luật mang trong mình vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu bởi nó giúp nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như đời sống cộng đồng.

Pháp luật là mang tầm quan trọng quốc tế, không ngoại trừ một đất nước, một quốc gia bất kể đó là một cường quốc với nền kinh tế phát triển hay là một đất nước đang trên đà phát triển bất kì nào. 

Hiện nay, có nhiều Bộ luật ra đời với mỗi chức năng riêng của nó. Ví dụ như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Bảo hiểm, Luật Cán bộ - công chức, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Nuôi con nuôi, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Việc làm, Luật Đất đai,… đều là những Bộ luật được ban hành để quản lý xã hội ở nhiều mảng, nhiều lĩnh vực khác nhau và đều hướng tới mục đích chung là giúp cho xã hội được ổn định, phát triển vững mạnh. 

Và Luật Kế toán với những quy định về nội dung công tác kế toán, bộ máy tổ chức kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán,… cũng được Nhà nước ban hành để giúp cho Nhà nước quản lý tốt hơn các hoạt động liên quan đến kế toán. 

Luật kế toán

1. Quy định của Luật về phạm vi điều chỉnh trong Luật Kế toán bao gồm những thành phần nào?

Được quy định rõ trong Luật Kế toán được ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015, theo Điều 1 quy định về đối tượng điều chỉnh của Luật Kế toán thì đối tượng điều chỉnh bao gồm những nội dung sau:                  

Công tác kế toán của người làm kế toán;

Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp, công ty;

Người làm kế toán trong doanh nghiệp, công ty; 

Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại doanh nghiệp, công ty;

Quản lý của nhà nước về vấn đề liên quan đến kế toán; 

Quản lý của nhà nước về tổ chức nghề nghiệp kế toán. 

2. Quy định của Luật về đối tượng áp dụng trong Luật Kế toán bao gồm những đối tượng nào? 

Được quy định rõ trong Luật Kế toán được ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015, theo Điều 2 quy định về đối tượng áp dụng của Luật Kế toán thì đối tượng áp dụng bao gồm những nội dung sau:

Đối tượng là cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.

Đối tượng là các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp đó chính là những nơi mà sử dụng ngân sách của nhà nước để phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.

Đối tượng là các tổ chức và đơn vị sự nghiệp những nơi không sử dụng đến ngân sách của nhà nước.

Đối tượng là các doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; chi nhánh và các văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đang tổ chức hoạt động có bao gồm kế toán tại Việt Nam.

Đối tượng là hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.

Đối tượng là hộ kinh doanh theo kiểu gia đình và tổ hợp tác.

Đối tượng là người làm công tác liên quan đến kế toán.

Đối tượng là kế toán viên- những người đang hành nghề kế toán; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ có liên quan đến kế toán.

Đối tượng là tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến kế toán.

Đối tượng là tất cả các cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân khác là những người làm các công việc có liên quan đến kế toán và mọi hoạt động về kinh doanh và dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ kế toán tại Việt Nam.

3. Quy định của Luật về các công việc người kế toán phải làm liên quan đến kế toán trong Luật Kế toán bao gồm những công việc nào? 

Được quy định rõ trong Luật Kế toán được ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015, theo Điều 4 quy định về nhiệm vụ của kế toán trong Luật Kế toán thì nhiệm vụ kế toán bao gồm những nội dung công việc sau:

Trước hết, đó chính là công việc phải thu thập và xử lý thông tin, số liệu tài chính liên quan đến kế toán theo từng đối tượng cụ thể và mỗi nội dung công việc liên quan đến kế toán, theo chuẩn mực của kế toán và chế độ trong kế toán.

Tiếp theo chính là công việc kiểm tra và giám sát tất cả các khoản thu, khoản chi có liên quan đến tài chính cũng như nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; đồng thời kiểm tra việc quản lý cũng như sử dụng tài sản và các nguồn hình thành tài sản; đặc biệt chú trọng phát hiện và ngăn ngừa tất cả các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng về tài chính có liên quan đến kế toán.

Hơn thế đó là công việc phân tích các thông tin cũng như số liệu kế toán một cách chính xác, tỉ mỉ nhất; đồng thời tham mưu, đưa ra các đề xuất và giải pháp phù hợp với phục vụ cũng như yêu cầu của quản trị và các quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán thích hợp trong giai đoạn hiện nay.

Cuối cùng chính là công việc người kế toán phải cung cấp thông tin cũng như số liệu liên quan đến kế toán theo quy định của pháp luật cho người quản lý, người cần cung cấp thông tin để họ có thể theo dõi tất cả các khoản thu, chi của doanh nghiệp, công ty hay của tổ chức xã hội nào đó.

4. Quy định của Luật về những yêu cầu mà người kế toán có nghĩa vụ phải thực hiện liên quan đến kế toán trong Luật Kế toán bao gồm những yêu cầu nào? 

Được quy định rõ trong Luật Kế toán được ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015, theo Điều 5 quy định về yêu cầu của kế toán trong Luật Kế toán thì yêu cầu kế toán bao gồm những nội dung nhiệm vụ sau:

Đầu tiên đó chính là nhiệm vụ phản ánh đầy đủ tất cả các nghiệp vụ kinh tế cũng như tài chính đã phát sinh và xuất hiện vào tất cả chứng từ bao gồm kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.

Tiếp theo đó là nhiệm vụ phản ánh kịp thời cũng như phải đúng thời gian theo quy định về thông tin và số liệu kế toán, không được có sai lệch.

Không những vậy, nhiệm vụ tiếp theo chính là phản ánh một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất cũng như thật chính xác các thông tin, số liệu kế toán.

Hơn thế đó là nhiệm vụ phản ánh một cách thật trung thực và khách quan các hiện trạng hiện nay, bản chất của sự việc, nội dung cũng như những giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

Thêm vào đó là nhiệm vụ tất cả các thông tin cũng như số liệu kế toán đưa ra phải được người kế toán phản ánh một cách liên tục từ khi phát sinh cho đến khi kết thúc mọi hoạt động kinh tế, tài chính liên quan đến công ty, doanh nghiệp từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt mọi hoạt động của đơn vị kế toán của doanh nghiệp, công ty này; số liệu kế toán của kỳ này phải kế tiếp các số liệu kế toán của các kỳ trước và đồng thời được sắp xếp một cách liền mạch, logic.

Cuối cùng chính là nhiệm vụ phân loại, sắp xếp tất cả thông tin cũng như số liệu có liên quan đến kế toán và phải được sắp xếp theo trình tự, một cách có hệ thống và có thể dễ dàng so sánh cũng như kiểm chứng được.

5. Những quy định mới của luật kế toán

Đặc biệt, ta cần quan tâm đến những quy định của Luật kế toán mới có những điểm mới nào mà ta cần chú ý để thực hiện liên quan đến kế toán. Vậy những điểm mới so của Luật kế toán mới so với Luật kế toán cũ bao gồm những điểm gì? 

Thứ nhất, người nào vi phạm các tội phạm về kế toán có thể bị phạt tù đến 20 năm

Năm 2018, Bộ luật Hình sự ban hành năm 2015 đã bắt đầu có hiệu lực thi hành trong đó các nhà làm luật đã bổ sung thêm tội danh liên quan đến lĩnh vực kế toán.

Cụ thể, theo Điều 221 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán; Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật; Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ…gây thiệt hại từ 100 - dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm”.    

Thứ hai, điểm mới trong Luật Kế toán mới chính là áp dụng chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp mới

Trong đó độ kế toán hành chính, sự nghiệp mới đã được Bộ Tài chính thông qua và ban hành tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC và chính thức được áp dụng từ năm 2018

Theo luật thì chế độ kế toán này yêu cầu các đơn vị hành chính, sự nghiệp này phải mở sổ kế toán với mục đích để ghi chép, sắp xếp một cách có hệ thống đồng thời lưu giữ toàn bộ tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã xuất hiện, phát sinh có liên quan đến các đơn vị kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức, công ty.

Mỗi đơn vị kế toán riêng lẻ của mỗi công ty, doanh nghiệp hay tổ chức xã hội này chỉ được cho phép sử dụng duy nhất một hệ thống sổ kế toán riêng đối với mỗi một kỳ kế toán của năm, trong đó nó bao gồm 2 loại sổ kế toán đó là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Bên cạnh đó, những đơn vị mà có sử dụng ngân sách Nhà nước cũng đồng thời có nghĩa vụ phải lập báo cáo về quyết toán ngân sách của mình đối với cả phần kinh phí do ngân sách Nhà nước  cung cấp cho hoạt động của đơn vị đó. Tất cả các trường hợp mà trong đó những đơn vị hành chính, sự nghiệp nếu có xuất hiện các phát sinh về các khoản thu, khoản chi là những khoản tiền xuất phát từ những nguồn tiền khác, giả sử có quy định bắt buộc đơn vị hành chính đó phải quyết toán chẳng hạn như nguồn ngân sách mà trong đó Nhà nước cung cấp với các cơ quan là cơ quan có thẩm quyền thì cũng đồng thời phải lập báo cáo ngay lập tức để quyết toán đối với tất cả các nguồn ngân sách tài chính xuất hiện thêm này.

Thứ ba, điểm mới trong Luật kế toán mới chính là bãi bỏ, thay thế một cách liên tục nhiều thủ tục hành chính có liên quan đến kế toán.

Quyết định số 286/QĐ-BTC do Bộ Tài chính soạn thảo đã được được ban hành đầu tháng 03 năm 2018, Bộ Tài chính đã chính thức công bố 05 thủ tục hành chính mới trong hai lĩnh vực đó chính là kế toán và kiểm toán, trong đó bao gồm:

+ Sử dụng Đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ trong kế toán viên thay cho Dự thi cấp Chứng chỉ hành nghề trong kế toán; 

+ Sử dụng Đăng ký dự thi sát hạch đối với người có Chứng chỉ chuyên gia trong kế toán thay cho Dự thi cấp Chứng chỉ kiểm toán viên cũng như Chứng chỉ kế toán viên hành nghề…

Theo đây, các ứng viên để được cấp các Chứng chỉ kế toán viên  phải thi tất thảy tổng cộng 04 môn đó chính là: môn Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp; môn Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; môn Thuế và quản lý thuế nâng cao; môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao. Đồng thời quy định lệ phí khi thi là 200.000 đồng/ 1 môn thi.

Các loại chứng chỉ này sẽ chỉ được cấp cho các ứng viên đạt sau 60 ngày, tính từ ngày thí sinh kết thúc dự thi.

Thứ tư, một điểm mới nữa trong Luật Kế toán mới chính là quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực liên quan đến kế toán

Tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP do Chính phủ soạn thảo quy định về việc xử phạt tất cả các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan kế toán và kiểm toán độc lập đã được ban hành ngày 12 tháng 03 năm 2018. Theo đây, những người làm việc liên quan đến kế toán không thể bỏ qua và đặc biệt cần lưu ý một số các quy định mới về xử phạt bao gồm:

+ Ký tất cả các chứng từ liên quan đến kế toán nếu người ký ký bằng mực đỏ hoặc mực phai màu thì sẽ bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng; 

+ Nếu có xuất hiện vết tẩy xoá hoặc sửa chữa các chứng từ liên quan đến kế toán thì sẽ bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng;

+Nếu sổ kế toán không được ghi tên của đơn vị kế toán thì sẽ bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng;

+Nếu người kế toán làm hư hỏng cũng như mất mát tài liệu hoặc chứng từ kế toán mà những tài liệu, giấy tờ này đang trong quá trình sử dụng thì sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng…

Nghị định 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2018.

• Thứ năm, điểm mới tiếp theo trong Luật kế toán mới chính là người làm kế toán tại các cơ quan là cơ quan Nhà nước thì được hưởng thêm phụ cấp về trách nhiệm

Đây là quy định có hiệu lực kể từ tháng 05 năm 2018 và quy định một cách rõ ràng về phụ cấp về trách nhiệm đối với cả kế toán trưởng và người phụ trách kế toán của tất cả các đơn vị kế toán trong tất cả lĩnh vực kế toán của Nhà nước.  

Một cách đầy đủ, Thông tư số 04/2018/TT-BNV do bộ nội vụ soạn thảo và ban hành đã quy định cụ thể như sau:

Những cá nhân được tin tưởng và bổ nhiệm làm kế toán trong các đơn vị chỉ có một người làm nhiệm vụ kế toán hoặc một người làm nhiệm vụ kế toán kiêm nhiệm và làm việc trong đơn vị kế toán liên quan đến ngân sách cũng như tài chính của xã, phường và thị trấn thì được nhận phụ cấp về trách nhiệm đối với công việc hàng tháng là 0,1 so với mức lương tại cơ sở.

Những cá nhân làm kế toán trưởng tại các nơi ví dụ như tại Kho bạc Nhà nước,  tại các cơ quan liên quan đến thuế, tại các cơ quan hải quan hay cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì được nhận thêm phụ cấp về trách nhiệm đối với công việc hàng tháng là 0,2 so với mức lương tại cơ sở.

Thứ sáu, một quy định mới trong Luật Kế toán mới chính là sửa đổi các hệ thống tài khoản liên quan đến kế toán của các ngân hàng trong nước

Những quy định tại thông tư 22/2017/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước soạn thảo và ban hành thì theo đây việc sửa đổi lại hệ thống tài khoản có liên quan đến kế toán và đặc biệt là chế độ báo cáo tài chính thuộc tất cả các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2018.

Thông tư do Ngân hàng Nhà nước ban hành này điều chỉnh một dãy các hệ thống tài khoản liên quan đến kế toán của tổ chức tín dụng chẳng hạn như: Tài khoản 20; Tài khoản 275…

Bên cạnh đó, Thông tư này cũng đã bổ sung một số tài khoản khác ví dụ như: Tài khoản cấp III “9823 hay còn gọi là Lãi cho vay theo loại hợp đồng hợp vốn” thuộc Tài khoản “982- Cho vay theo loại hợp đồng hợp vốn”;…

Đặc biệt theo quy định về hạch toán tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến sử dụng ngoại tệ cũng như vàng, Thông tư này quy định rõ ràng rằng vàng tại tổ chức tín dụng được xem như là một loại ngoại tệ và đồng thời cũng được hạch toán một cách tương tự như ngoại tệ khác, đơn vị của vàng là “chỉ” vàng 99,99%.

Thứ sáu, điểm mới cuối cùng được quy định trong Luật Kế toán mới chính là chỉ dẫn các nghiệp vụ có liên quan đến kế toán đối với tất cả các công ty chứng khoán trong nước theo quy định của pháp luật

Vào ngày 27 tháng 04 năm 2018, Thông tư số 23/2018/TT-BTC do Bộ Tài chính soạn thảo và ban hành đã đưa ra các quy định về chỉ dẫn các kế toán chứng quyền có quyền lợi là bảo đảm đối với tất cả các công ty chứng khoán chính là tổ chức phát hành sẽ có hiệu lực.

Thông tư 23-2018/TT-BTC cúng đã quy định một cách rõ ràng và cụ thể rằng: Khi một công ty chứng khoán đã ký quỹ tại Ngân hàng mà lưu ký để đảm bảo thanh toán tài chính cho việc chào bán về chứng quyền, người làm  kế toán phải theo dõi một cách sát sao, chi tiết trên Tài khoản 112 – hay còn được hiểu là Tiền gửi ngân hàng và đồng thời phải thuyết minh giải thích rõ số tiền ký quỹ này là dùng để đảm bảo thanh toán.

Khi mà công ty đó đã có giấy chứng nhận về chào bán chứng quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong tay, thì bây giờ người kế toán có nhiệm vụ phải theo dõi số chứng quyền đó được phép phát hành, đồng thời ghi rõ: Nợ TK 045 - Chứng quyền về…

TỔNG KẾT: 

Như vậy, trong giai đoạn công nghiệp 4.0 với nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi ngành, mỗi nghề riêng biệt đều cần thiết có sự can thiệp của pháp luật để đảm bảo sự ổn định của xã hội cũng như sự phát triển của kinh tế. Điều này đã dẫn đến sự ra đời và sửa đổi, ban hành các Bộ luật mới để thay đổi cho các Bộ luật cũ, quy định các điều, khoản mới phù hợp với hoàn cảnh kinh tế cũng như xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Luật Kế toán mới cũng ra đời cũng nhằm phục vụ mục đích chung ấy. Tuy nhiên, nó còn tạo ra những quy định mới, những cái nhìn mới của nhà làm luật về nghề kế toán cũng như những đối tượng liên quan đến Kế toán ở thời điểm mà kinh tế đang ngày càng phát triển. Những điểm mới này đã góp phần nào nhằm bảo vệ người lao động mà ở đây chính là bộ phận những người kế toán làm công ăn lương ở các doanh nghiệp, công ty hay là cả các tổ chức xã hội… 

Mong bài viết trên sẽ phần nào giúp bạn gỡ bỏ thắc mắc về Luật Kế toán mới cũng như hiểu rõ chính xác các điểm mới được quy định trong Luật Kế toán mới. Chúc bạn thành công với công việc Kế toán mà bạn đã chọn! 

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Tìm hiểm chi tiết về ngành kiểm toán, định hướng nghề nghiệp tương lai
Tìm hiểm chi tiết về ngành kiểm toán, định hướng nghề nghiệp tương lai

Bạn đang tìm hiểu và muốn theo đuổi học ngành kiểm toán, nhưng chưa hiểu rõ về ngành này thì hãy đọc ngành kiểm toán là gì và cơ hội nghề nghiệp dưới đây

 16/01/2020Xem chi tiết >>
Cách phân biệt sự khác nhau giữa lương khoán và lương cố định 
Cách phân biệt sự khác nhau giữa lương khoán và lương cố định 

Chắc hẳn bạn đã nghe thấy lương khoán trong việc trả lương cho nhân viên. Vậy lương khoán là gì? sự khác nhau giữa lương khoán và lương cố định.

 14/01/2020Xem chi tiết >>