Đã bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi, bế tắc khi đã bỏ biết bao công sức ngày đêm miệt mài học tập một thứ gì đó, nhưng bạn vẫn không thể nhớ hết được những kiến thức của lĩnh vực học tập ấy ? Hiện tượng này xảy ra thường xuyên mà hầu hết tất cả mọi người chúng ta ai cũng phải trải qua, nhất là khi phải học những môn có những phần lý thuyết rất dài.
Chính vì vậy, mục đích của bài viết ngày hôm nay là phân tích, làm rõ một cách thức học mới, thay cho những cách học cổ điển chỉ ghi và chép trước kia, đã được nhiều người áp dụng và hiệu quả mang lại khá cao, đó không phải hình thức ghi chép nào khác mà chính là “mindmap”. Vậy “mindmap là gì ?”, “Phương pháp mindmap như thế nào cho hiệu quả ?”, “Mindmap mang lại cho người học những lợi ích cụ thể gì ?”. Sau đây chúng ta cùng lần lượt đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này các bạn nhé.
Mindmap được ghép bởi hai từ trong tiếng Anh đó chính là “mind” và “map”. Trong đó, “mind” có nghĩa là những thứ thuộc về đầu óc, nhận thức, những suy nghĩ, tư duy của con người, cìn “map” được dịch sang tiếng việt như là một bản đồ, một sơ đồ. Như vậy, khi ghép hai từ này lại thành một từ “mindmap” ta có thể hiểu đây là một loại sơ đồ tư duy.
Ngoài ra, ta có thể hiểu, mindmap như là một dạng ghi chép mới. Khác với kiểu ghi chép cổ điển truyền thống, ghi hết tất tần tật mọi thứ bằng từng từ từng câu chữ với một vùng kiến thức lớn, vô cùng dài dòng và dàn trải, mindmap là việc ghi chép lại các phần kiến thức theo một hệ thống nhờ vào khả năng ghi nhớ của trí não.
Mindmap là kỹ thuật ghi lại những suy nghĩ, tư duy về một vấn đề, một sự việc mà người học gặp phải, tổng hợp, liên kết những vấn đề riêng lẻ ấy thành một chỉnh thể thống nhất trên một hay nhiều mặt giấy, là phương pháp trình bày, sáng tạo, phát triển ý tưởng của người học, nhờ vào tư duy logic của người học để thiết lập nên một hệ thống các kiến thức mà não bộ có thể dễ dàng ghi nhớ.
Mindmap là một hình thức xây dựng tư duy, suy nghĩ của người học theo một mô hình đơn giản, cơ bản và lắng đọng nhất về mặt kiến thức. Mindmap chỉ bao gồm những nội dung chính cô đọng, quan trọng nhất của kiến thức cần học, biến kiến thức dài thành những ý chính ngắn gọn, giúp người học có thể ghi nhớ bài học một cách dễ dàng, hiệu quả và có hệ thống.
Thay vì việc ghi chép bằng cách dùng những kí tự văn bản chứ viết thông thường (text) bản đồ tư duy là sự kết hợp của các hình vẽ, những giản đồ ý, các đối tượng liên quan trong một sự việc, vấn đề được liên kết với nhau bằng các đường nối. Bằng phương pháp này, người học có thể dễ dàng có được một tư duy logic, có thể dễ dàng nắm bắt được mối liên hệ giữa các đối tượng, cái gì là nguyên nhân hay kết quả của cái gì, cái gì là cơ bản, quan trọng nhất cho đến những phần nhỏ, chi tiết, những ví dụ cụ thể, trực quan. Như vậy, mọi đối tượng, chi tiết nhỏ trong một vấn đề lớn sẽ được dễ dàng thể hiện qua một hệ thống tư duy logic.
Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều người biết đến phương pháp mindmap. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được đưa vào giảng dạy, phân tích, hướng dẫn một cách cụ thể mà chỉ được phần nhỏ học sinh, sinh viên sử dụng để hệ thống lại tất cả các đơn vị kiến thức đã học để dễ dàng tổng hợp, ôn tập trước mỗi bài thi, bài kiểm tra quan trọng.
Trước mỗi một vấn đề lớn với một khối lượng kiến thức nhiều, cần một sự tổng hợp, một cái nhìn tổng quan, người học không nên tìm đến phương pháp ghi chép cổ điển. Thay vào đó, phương pháp mindmap nếu được vận dụng đúng trong trường hợp này sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho quá trình học tập cũng như tổng kết, ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học.
Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp mindmap thành thạo cũng sẽ là công cụ đắc lực, giúp ích rất nhiều cho chúng ta trước những bài thuyết trình, diễn thuyết. Bởi lẽ, một sơ đồ tư duy tốt sẽ biểu thị mối quan hệ, sự liên kết, kết nối của các đối tượng nhỏ tỏng một vấn đề lớn. Từ đó, người diễn thuyết có thể dễ dàng xác định được phần nào là quan trọng, trọng tâm, phần nào cần chi tiết, cụ thể, phần nào cần khái quát, nêu ra định hướng chung, sau đó nên trình bày phần nào trước phần nào sau, dựa trên mối quan hệ logic, cái gì là nguyên nhân, hay kết quả của cái gì.
Chính vì vậy, ngay sau đây, mình sẽ đưa ra các bước để xây dựng một bản mindmap – một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh, chính xác, mang lại hiệu quả cho người học các bạn nhé.
Quy tắc chung đầu tiên mà người học cần nắm được đó là quá trình tạo lập một mindmap – sơ đồ tư duy chính là sự bao hàm của các quá trình tưởng tượng, tổng hợp, liên hệ và chắt lọc thông tin.
Để tạo lập được một sơ đồ tư duy chuẩn xác, đem lại hiệu quả cao, người học cần chú ý thực hiện đầy đủ bốn nội dung cơ bản như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề, chủ đề chính, trọng tâm của sơ đồ tư duy
Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt tay vào vẽ một sơ đồ tư duy đó chính là xác định ý tưởng khái quát, bao quát chung nhất, vấn đề trọng tâm cơ bản nhất của bản sơ đồ tư duy là gì?
Tiếp đó, vấn đề chính, quan trọng nhất phải được đặt ở vị trí trung tâm của mindmap. Vấn đề chính cần được trình bày to, rõ ràng, thể hiện bằng những màu mực nổi bật. Và cốt lõi nhất, phải khái quát vấn đề này bằng một cụm từ ngắn, bằng những keywords (từ khóa chính) để khi vừa nhìn vào sơ đồ tư duy, ta có thể hình dung ngay được sơ đồ tư duy này thể hiện những khía cạnh có liên quan của vấn đề gì.
Bước 2: Đi sâu vào việc trình bày những chi tiết nhỏ
Điều bạn cần làm ở bước này chính là chú ý vào tất cả mọi chi tiết, những vấn đề lớn nhỏ của đối tượng chính.
Bạn có thể thể hiện những chi tiết của đối tượng chính bằng các nhánh, đường nhỏ được tỏa ra từ các nhánh chính của đối tượng chính.
Ngoài ra, một lời khuyên chân thành là bạn không nên đi theo một khuôn khổ nhất định trong việc vẽ nhánh, mà bạn nên dùng thật nhiều màu sắc khác nhau, càng nổi bật, càng sặc sỡ càng tốt cùng với các hình vẽ sinh động như trái tim, bông hoa, mặt cười, … để dánh dấu vào những chi tiết quan trọng. Làm được như vậy, thì việc học tập, ghi nhớ kiến thức dựa vào bản mindmap của bạn sẽ trở nên dễ dàng, đơn giản hơn rất nhiều đó.
Bước 3: Tạo mối liên hệ logic giữa các chi tiết nhỏ
Đây là bước tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có rất nhiều bạn bỏ quên, thậm chí coi như không cần thiết phải thực hiện.
Tuy nhiên, đây là một tư tưởng hoàn toàn sai lầm. Nếu thiếu đi bước này, sơ đồ tư duy của bạn sẽ trở nên rời rạc, thiếu liên kết. Mà đã là sơ đồ, thì mối liên kết phải là nội dung quan trọng bậc nhất.
Tạo được liên kết giữa các chi tiết nhỏ là vô cùng cần thiết. Nếu làm được việc này, thì chắc chắn bạn sẽ thành công trong việc trình bày ý tưởng thuyết trình cho dự án công việc cũng như việc ôn tập, kiểm tra lại kiến thức trước khi bước vào những kì thi, nhất là những kì thi quan trọng.
Bước 4: Vận dụng những công cụ khác để bản mindmap thêm hoàn hảo
Sau khi bạn đã thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình tạo lập một mindmap cũng như vận dụng hết các kỹ năng của bản thân để trình bày các chi tiết, ý tưởng trong sơ đồ tư duy của mình, thì bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm các công cụ hỗ trợ vẽ mindmap hữu ích khác ở trên mạng để giúp cho bản mindmap của bạn hoàn chỉnh nhất có thể.
Một số công cụ đắc lực có thể hỗ trợ rất nhiều cho bạn hoàn thành một sơ đồ tư duy một cách dễ dàng mà bạn có thể tham khảo đó là:
Mindmaple: ưu điểm vượt trội của phần mềm này là ứng dụng chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ nhưng lại chứa đầy đủ tất cả các công cụ, tính năng giúp cho bạn tạo lập được một mindmap đúng chuẩn. Tuy nhiên, hiện tại phần mềm chỉ hỗ trợ trên nền tảng macOS, iOS, Windows chứ chưa phục vụ trên nền tảng Android các bạn nhé.
Coggle: Ứng dụng này không được xây dựng trên phiên bản một phần mềm mà nó là một công cụ tạo lập mindmap online, bạn không cần phải download ứng dụng về máy nữa mà chỉ cần một chiếc smartphone ( điện thoại thông minh), hay laptop (máy tính xách ta) hoặc bất cứ phương tiện gì có kết nối Internet là bạn đã có thể dễ dàng truy cập vào trang Coggle online, đăng kí một tài khoản và thỏa thích sáng tạo, thiết lập một sớ đồ tư duy của riêng mình.
Blumind: Ứng dụng chạy trên nền tảng Windows. Đây sẽ là lựa chọn tốt hàng đầu dành cho những người ưa thích sự đơn giản. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không đủ những công cụ cần thiết để tạo lập một mindmap chuẩn các bạn nhé. Với Blumind, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tự thiết kế cho mình một bản sơ đồ tư duy hoàn hảo.
MindArchitect: Đây là một ứng dụng rất dễ để sử dụng. Ứng dụng chứa một thiết kế chuyên nghiệp và đặc biệt là bao gồm những công cụ tự động, là kiểu mẫu để bạn có thể dễ dàng áp những chi tiết trong ý tưởng lớn của bạn vào thành một bản mindmap cho riêng minh. Sau khi hoàn thành việc thiết kế mindmap, bạn có thể dễ dnafg xuất file ra dưới dạng PDF, PNG hay JPG một các dễ dàng chỉ bằng một cái nhấn chuột.
Mindomo: Đây cũng là một ứng dụng tuyệt vời và đặc biệt là nó hỗ trợ trên tất cả mọi nền tảng từ iOS, Android đến Windows. Mindono được rất nhiều người dùng đánh giá là đơn giản, chuyên nghiệp và rất dễ sử dụng. Chính vì vậy, chẳng có lý do gì mà bạn lại không thử trải nghiệm một ứng dụng tuyệt vời như vậy phải không.
SimpleMind Desktop: Cũng giống như tên gọi của nó, SimpleMind Desktop đích thực là một ứng dụng tạo lập, thiết kế mindmap một cách hết sức đơn giản. Đây là lựa chọn hàng đầu cho những bạn mới bắt đầu học cách tạo lập một sơ đồ tư duy cho riêng mình. Bởi SimpleMind Desktop cung cấp những hướng dẫn vô cùng chi tiết, trực quan và dễ hiểu. Cùng thử các bạn nhé.
Concept Drawing Mindmap: Thật đúng như tên gọi của mình Concept Drawing Mindmap là ứng dụng cung cấp cho người dùng những concept ( chủ đề ) mẫu. Điều này có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu thử trải nghiệm cách trình bày ý theo dạng sơ đồ tư duy mindmap. Bạn chỉ cần dựa trên một form (mẫu) mindmap chuẩn mà ứng dụng cung cấp rồi tự điền thêm những kiến thức, thông tin về vấn đề học tập của riêng bạn vào form ấy vậy là bạn đã thành công trong việc thiết lập một mindmap cho riêng mình rồi đó.
Ngoài 7 ứng dụng, phần mềm mà mình vừa đề cập, giới thiệu ở trên còn rất nhiều các ứng dụng, công cụ tạo lập mindmap khác cho các bạn thỏa sức lựa chọn, Và đặc biệt hơn nữa là các ứng dụng này cũng hoàn toàn miễn phí. Một trong số đó là Edraw Mind Map, The Brain, Free Plane, OpenMind,…. Các bạn cũng có thể dùng thử để trải nghiệm nhé.
Phương pháp hệ thống kiến thức qua mindmap - sơ đồ tư duy đang ngày một phổ biến và được nhiều người biết đến, sử dụng hơn. Vậy lý do gì mà lại có nhiều người tin tưởng áp dụng phương pháp này như vậy? Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những lợi ích, ưu điểm vượt trội mà mindmap mang lại cho người học các bạn nhé.
Có rất nhiều những ưu điểm vượt trội so với các phương thức ghi chép truyền thống, cổ điển khác mà một bản sơ đồ tư duy hứa hẹn sẽ mang lại cho người học. Các ưu điểm đó cụ thể như sau:
Một trong những điểm cộng lớn nhất của mindmap đem lại cho người họ mà các phương pháp học khác không thể cung cấp được đó chính là cơ hội phát triển tư duy logic, phát huy trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo.
Hơn nữa, nhờ vào việc các phần kiến thức nhỏ được hệ thống thành một khối lớn qua sơ đồ tư duy, người học cũng sẽ có thể có được cái nhìn tổng quát về kiến thức ấy, dễ dàng ôn luyện, ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, những kiến thức trong mindmap sẽ được trí não ghi nhớ lâu hơn nhờ vào những hình ảnh, ký hiệu trực quan sinh động, vì chúng gây được ấn tượng trong tâm trí người học.
Thông qua sơ đồ tư duy, người học cũng có thể dễ dnagf xác định được phần keiesn thức trọng tâm nhất. Vì thế, họ sẽ không phải tốn thời gian cho những phần không quan trọng, lan man, dài dòng khác.
Một điểm mạnh cơ bản nữa mà chỉ trên phương thức mindmap mới có thể thể hiện được mà các cách ghi chép thông thường không thể làm được đó chính là việc thể hiện các mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức bằng những đường có nhiều màu sắc khác nhau. Thị giác của người học sẽ dễ dàng bị thu hút bởi những ấn tượng về màu sắc này. Điều này sẽ đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành tư duy logic, suy luận của người học.
Ngoài ra, nếu người học chọn cách tạo lập một sơ đồ tư duy mindmap bằng các công cụ điện tử (soft ware) thì họ có thể dễ dàng chỉnh sửa mindmap bất cứ lúc nào, họ có thể cắt bớt những thông tin sai, không quan trọng hoặc bổ sung vào mindmap những kiến thức cần thiết khác một cách dễ dàng. Điều này ở một phương thức ghi chép thông thường sẽ hoàn toàn không thể đáp ứng được. Bản ghi chép đã có phần phức tạp khó hiểu ngay từ ban đầu nếu bị chỉnh sửa sẽ càng trở nên rối mắt, khó đọc, mất thẩm mỹ hơn cả lúc ban đầu.
Một ưu điểm vượt trội nữa, cũng giống như phần mình vừa đề cập ở trên, hiện nay đã có rất nhiều những công cụ giúp người học tạo lập mindmap một các dễ dàng tiện lợi. Người học sẽ tiết kiệm được khối lượng lớn thời gian nếu như chọn phương pháp tạo lập sơ đồ tư duy mindmap so với cách ghi chép thông thường. Hơn nữa, thông qua sơ đồ tư duy mindmap, việc học tập, ôn luyện của bạn cũng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều so với việc bạn phải tự ép bản thân nhồi nhét hết đống kiến thức dài loằng ngoằng từ bản ghi chép truyền thống.
Trên đây là các ưu điểm, lợi ích mà một bản mindmap – sơ đồ tư duy chắc chắn sẽ mang lại cho người đọc. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé.
Như vậy, bài viết hôm nay của mình cũng đi đến kết thúc khi mình đã hoàn thành việc phân tích, trả lời ba câu hỏi “mindmap là gì ?” , “Phương pháp mindmap như thế nào cho hiệu quả ?” , “Mindmap mang lại cho người học những lợi ích cụ thể gì ?” được đặt ra ở phần mở bài cho các bạn rồi đó. Nói tóm lại, mindmap là một phương pháp học tập cực kì hiệu quả, hiện đại mà bạn các bạn có thể dễ dàng áp dụng để việc học tập trở nên bớt căng thẳng, áp lực hơn nhé. Mình chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?