Các mô hình quản trị không chỉ là công cụ cho các chuyên gia và nhà quản lí mà còn khắc phục được những khác biệt bằng cách trừu tượng hóa và cung cấp những hiểu biết toàn diện. Vậy có những mô hình quản trị kinh điển nào trong kinh doanh?
Các mô hình quản trị được đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề và thách thức chung trong kinh doanh. Nếu được áp dụng tốt bởi các nhà quản lí, chúng sẽ cung cấp một cách nhìn mới về tình huống và đem lại một thay đổi tích cực. Đặc biệt, các mô hình có thể được áp dụng theo chiến lược, chiến thuật hoặc trong quá trình tác nghiệp.
Một số mô hình còn là các công cụ giải quyết vấn đề, được thiết kế nhằm cải thiện hiệu năng và hiệu quả, một số khác được thiết kế nhằm giải quyết những vấn đề đặc thù, phát sinh trong những tình huống đặc thù.
Không có một mô hình quản trị nào có thể đảm bảo một nhà quản lí hay một tư vấn có thể xử lí được vấn đề của một tổ chức một cách khách quan với một cách tốt nhất. Tuy nhiên, các mô hình cũng cung cấp những tầm nhìn rộng và một cấu trúc phù hợp cho việc ra quyết sách đúng đắn trong kinh doanh.
- Mô hình năng lực cốt lõi
Mô hình năng lực cốt lõi là một công cụ chiến lược xác định được những tài sản duy nhất có thể được sử dụng để tạo ra và cung cấp giá trị cho khách hàng. Quá trình xác định năng lực cốt lõi khuyến khích các nhà quản lí nghĩ tới các điểm mạnh và năng lực khiến công ty trở nên tách biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Mô hình này xây dựng giả thuyết rằng rốt cuộc cạnh tranh bắt nguồn từ năng lực tạo ra năng lực cốt lõi của công ty, sản sinh ra những sản phẩm khó đoán biết trước với chi phí thấp hơn và tốc độ nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Theo cách này, mô hình năng lực cốt lõi có thể được dùng để tạo ra ưu thế cạnh tranh bền vững.
- Mô hình quản trị chiến lược nguồn nhân lực
Mô hình cung cấp một cách tiếp cận có cơ cấu đối với việc phát triển chiến lược nguồn nhân lực và một kế hoạch hành động tương ứng. Tiền đề của mô hình này là việc hoạch định chiến lược nguồn nhân lực từ trên xuống dẫn tới các kết quả được hỗ trợ mang tính hữu hình và định lượng được.
Điểm mạnh của mô hình này tăng khi người dùng sử dụng bổ sung các dữ liệu cứng và kết quả có thể lượng hóa vào các bước, ví dụ như các con số tăng trưởng kỳ vọng, cơ cấu thực tế, phân tích độ tuổi, tính đa dạng, việc duy trì và xu hướng của thị trường lao động. Vì vậy, nên xây dựng các bước trong kế hoạch và chu kỳ kiểm soát của tổ chức.
- Mô hình chu kỳ sáng tân
Chu kỳ sáng tân là mô hình dành cho phân tích hiệu quả và quản lí thành công liên tục vòng đời của một hoạt động sáng tân mới. Sáng tân ở đây là tạo ra sản phẩm, quy trình hay dịch vụ mới – là một quá trình thiết yếu nhằm tạo ra một lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Mô hình có thể được sử dụng để quản lí vòng đời của nhiều loại hình khác nhau mà không bỏ qua những khía cạnh phù hợp của quá trình sáng tân. Vì quá trình sáng tân được chia thành nhiều giai đoạn liên tiếp, nhà quản lí có thể dễ dàng hướng tới sự chú ý vào đúng đối tượng trong suốt vòng đời của hoạt động sáng tân.
- Mô hình tổ chức hướng thị trường
Mô hình này thể hiện quá trình đa ngành trong việc biến chiến lược công ty thành các chính sách tiếp thị - bán hàng và các hoạt động quan hệ khách hàng không thể thiếu trong quá trình đó. Kế hoạch bán hàng và tiếp thị của một tổ chức cần bắt nguồn từ chiến lược của công ty.
Việc áp dụng các mô hình quản trị giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng, xác định được vị thế của mình, phân tích tình hình và điều chỉnh tổ chức phù hợp để hoạt động hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được mô hình quản trị trong doanh nghiệp.
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?