Hiện nay, các doanh nghiệp đã biết được tầm quan trọng của kế toán kho nên ngày càng có nhiều nơi tuyển dụng vị trí này để tăng hiệu quả kinh doanh. Kế toán kho giúp kho hàng của doanh nghiệp luôn được quản lý một cách tốt nhất, hạn chế mất mát hàng hóa hay gặp phải những lỗi về hàng hóa. Vậy kế toán kho là gì? Cùng tìm hiểu bản mô tả công việc kế toán kho chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Kế toán kho là người làm công việc liên quan đến kho hàng. Kế toán kho là công việc cần thiết trong các doanh nghiệp bởi hàng tồn kho chiếm tới 1/3 tổng tài sản của doanh nghiệp. Mọi nghiệp vụ liên quan đến tài chính ở kho hàng đều do kế toán kho đảm nhiệm và doanh thu của doanh nghiệp cũng phụ thuộc khá nhiều vào công việc của kế toán kho.
So với kế toán công nợ hay kế toán tổng hợp… thì kế toán kho là công việc yêu cầu chuyên môn ít hơn. Mọi hoạt động của kế toán kho đều theo sự chỉ đạo của phòng Kế toán – Tài vụ. Ngoài ra, để hoàn thành tốt công việc của mình thì nhân viên kế toán kho cũng sẽ phối hợp với những phòng ban khác.
Nói về mối quan hệ giữa kế toán kho và thủ kho thì đây là hai bộ phận có tính chất công việc liên quan chặt chẽ với nhau, thậm chí còn có những sự ràng buộc nhất định với nhau. Chính vì vậy mà trong một số doanh nghiệp thì kế toán kho sẽ kiêm luôn vai trò thủ kho.
Vị trí thủ kho chỉ thực sự tách biệt với kế toán kho trong những doanh nghiệp chuyển sản xuất, kinh doanh hàng hóa quy mô lớn và số lượng vật tư, hàng hóa cần được kiểm soát một cách chặt chẽ. Trong những doanh nghiệp này thậm chí có thể có nhiều thủ kho.
Như đã đề cập đến trong phần trước thì công việc kế toán kho không yêu cầu chuyên môn cao như nhiều nghiệp vụ kế toán khác, tuy nhiên, công việc này vẫn yêu cầu người thực hiện phải có những tính cách chung cần thiết cho nghề kế toán như cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.
Người kế toán kho sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các mặt hàng trong kho trên hai phương diện chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó, người kế toán kho cũng sẽ theo dõi quy trình nhập – xuất mọi loại hàng hóa trong kho. Lịch trình dự kiến nhập – xuất hàng hóa trong kho và quy trình nhập – xuất hàng hóa cần phải được theo dõi một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo chính xác tuyệt đối.
Ngoài ra, kế toán kho cũng thường xuyên phải gửi báo cáo với cấp quản lý trực tiếp về mọi công việc và nghiệp vụ diễn ra trong kho hàng cũng như những sai sót phát sinh để có thể xử lý kịp thời.
Về nghiệp vụ quản lý kho hàng, người kế toán kho cũng là người sắp xếp và bố trí mọi mặt hàng trong kho theo tiêu chí nào đó, chẳng hạn như chủng loại hàng hóa, ngày nhập kho, hàng hóa thường xuyên nhập – xuất kho, hàng tồn đã lâu… Sau đó, họ sẽ soạn sơ đồ kho hàng để tiện cho việc theo dõi vị trí và tình trạng hàng hóa trong kho.
Kế toán kho cũng phải đảm bảo các nguyên tắc phòng cháy chữa cháy luôn được tuân thủ nghiêm ngặt ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, họ cũng thường xuyên kiểm kê hàng hóa trong kho để đảm bảo không có sai sót nào ảnh hưởng đến chất lượng hoặc số lượng hàng hóa trong kho. Nếu xuất hiện bất cứ sai sót hay sự cố nào thì người kế toán kho cũng cần tham gia vào quy trình tìm nguyên nhân và xử lý khắc phục sự cố.
Công việc hàng ngày của nhân viên kế toán kho khá là bận rộn. Họ thường xuyên phải kiểm tra hóa đơn, chứng từ ghi nhận xuất – nhập hàng hóa ra vào kho… và các loại giấy tờ khác. Bên cạnh đó, họ cũng kiểm kê số lượng hàng tồn kho để đảm bảo số lượng hàng hóa và việc phân loại hàng hóa được thực hiện một cách chính xác.
Kế toán kho cũng chịu trách nhiệm hạch toán vật tư và tất cả các nghiệp vụ xuất – nhập kho hàng ngày. Vào cuối mỗi ngày, người kế toán kho cũng cần báo cáo doanh thu và công nợ mỗi ngày cho cấp trên trực tiếp của mình. Mọi số liệu thực tế đều cần phải được đối chiếu lại với biên lai, chứng từ để hạn chế tối đa sai sót có thể phát sinh.
Vào cuối mỗi tháng, người kế toán kho sẽ phải tổng kết lại toàn bộ những nghiệp vụ trong tháng và lập báo cáo tổng kết trình lên cấp trên. Số lượng hàng hóa còn lại trong kho cũng cần được kiểm kê và ghi chép lại đầy đủ. Ngoài ra, người kế toán kho cũng phụ trách hoặc phối hợp với những nhân viên khác trong kho để kiểm kê và ghi chép lại tình trạng của các loại hàng hóa trong kho.
Như vậy bạn vừa mới tham khảo bản mô tả công việc kế toán kho rất chi tiết ở phần trước. Sau đây mời bạn tham khảo thêm một số kinh nghiệm làm kế toán kho cần biết.
- Kinh nghiệm sắp xếp hàng hóa
Hàng hóa trong kho cần được sắp xếp một cách thường xuyên theo thứ tự hoặc tiêu chí nhất định. Điều này vừa giúp kiểm kê hàng hóa vừa giúp bạn nắm chắc tình trạng hàng hóa trong kho. Ngoài ra, sau mỗi lần nhập – xuất hàng cũng cần kiểm kê và ghi chép lại số liệu cụ thể.
- Kinh nghiệm theo dõi hàng xuất – nhập tồn
Bạn luôn phải theo dõi lượng hàng hóa tồn kho để có căn cứ theo dõi chính xác lượng hàng hóa xuất – nhập kho. Mỗi khi có sự biến động hàng hóa cần ghi chép chi tiết số lượng, tình trạng hàng hóa và ngày tháng năm cụ thể.
- Kinh nghiệm nhập hàng vào kho
Chứng từ xuất – nhập hàng hóa cần được làm rõ và sắp xếp theo đúng thứ tự để tiện hơn cho việc theo dõi. Hơn nữa mọi thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa được nhập và quá trình nhập hàng cần được ghi chép lại và chuyển đến bộ phận kinh doanh. Những trường hợp nhập hàng muộn hoặc khác biệt so với dự kiến cần được ghi chép lại cẩn thận
- Kinh nghiệm làm thủ tục mua – đặt hàng
Kế toán viên cần trực tiếp thực hiện quy trình này và không nên thông qua bên thứ ba. Khi mua hàng cần kiểm tra kỹ xem hàng hóa có đạt ddue yêu cầu nhập hàng hay không. Đồng thời người kế toán kho cũng cần chú ý đến tính hợp lệ của các loại hóa đơn và chứng từ.
- Kinh nghiệm theo dõi hàng tồn
Chất lượng hàng tồn kho cần được kiểm tra thường xuyên. Nếu phát hiện hàng hư hỏng cần xử lý kịp thời. Bạn nên lập một danh sách thống kê chi tiết để tiện theo dõi mức tồn kho và thuận tiện hơn nếu cần yêu cầu điều chỉnh mức tồn kho tối thiểu.
Vị trí kế toán kho không có mức thu nhập ổn định mà dao động tùy theo hoạt động của doanh nghiệp và tính chất công việc. Doanh nghiệp càng lớn, đồng nghĩa với công việc càng nhiều và phức tạp thì mức lương càng cao.
Sinh viên mới ra trường cần học hỏi kinh nghiệm thường nhận được mức lương trong khoảng 5 – 8 triệu đồng/ tháng với công việc kế toán kho toàn thời gian. Sau đó mức lương sẽ tăng dần lên theo kinh nghiệm và năng lực.
Trên đây là bản mô tả công việc kế toán kho chi tiết nhất cho bạn đọc tham khảo. Mặc dù đặc thù của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tuy nhiên nghiệp vụ kế toán kho trong mỗi doanh nghiệp không có nhiều sự khác biệt. Công việc kế toán kho cũng có tính chất ổn định, thu nhập tùy theo tính chất công việc và năng lực của người làm.
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?