Mượn hồ sơ đi làm được hiểu là hành động sử dụng thông tin của người khác để làm thành hồ sơ cá nhân của mình, phục vụ cho quá trình xin việc và tham gia bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc. Việc mượn hồ sơ này có thể được tiến hành dựa trên sự đồng ý của người mượn và người cho mượn hoặc người mượn cố tính ăn cắp và sử dụng thông tin của người khác một cách không đúng quy định.
Theo pháp luật thì việc mượn hồ sơ đi làm là một hành vi trái pháp luật. Điều này đã được quy định rõ tại khoản 4, điều số 17 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Thực tế thì tình trạng mượn hồ sơ đi làm vẫn còn xuất hiện và tập trung nhiều ở những người lao động phổ thông. Chính vì sự thiếu hiểu biết về pháp luật mà việc mượn hồ sơ đi làm được thực hiện một cách dễ dàng mà người lao động không hề lường trước được những hệ lụy hay các phát sinh sau này.
Nói tới nguyên nhân dẫn đến việc mượn hồ sơ đi làm thì có rất nhiều lý do có thể được đưa ra.
Trong quá trình tuyển dụng lao động, các doanh nghiệp là những người sử dụng lao động, thế nhưng lại khá lỏng lẻo trong việc xác minh nhân thân. Chính vì thế mà người lao động có thể trót lọt vòng hồ sơ và yên tâm làm việc. Từ một người, hai người rồi dần dần có thể lên tới số lượng khó kiểm soát được. Chính vì “sự dễ dãi” này của doanh nghiệp dẫn tới sự quan trọng trong việc xác minh, đối chiếu hồ sơ xin việc trở nên không có ý nghĩa. Và dẫn đến sự khó kiểm soát về hồ sơ thông tin chính xác của công nhân, nhân viên thuộc doanh nghiệp mình.
Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới tình trạng này đó chính là sự thiếu hiểu biết và trình độ dân trí thấp của người lao động. Việc mượn hồ sơ đi làm trong suy nghĩ của họ chỉ là mượn thông tin để đi làm, nhận lương mà thôi. Chứ không hề ăn cắp hay trộm cướp mà phạm pháp được. Vì thế mà dẫn tới nhiều trường hợp khi nhận các chế độ liên quan thì không được giải quyết do thông tin trong hồ sơ không trùng khớp.
Đây là một trong những trường hợp mà người sử dụng lao động mượn hồ sơ đi làm để phục vụ cho những mục đích của chính doanh nghiệp.
Rất nhiều ứng viên khi đi phỏng vấn nhưng không được nhận và cũng không xin lại hồ sơ xin việc của mình. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ lưu và cất giữ những bộ hồ sơ xin việc này. Và trong một vài trường hợp nhất định, doanh nghiệp sẽ sử dụng hồ sơ để tham gia bảo hiểm xã hội cũng như kê khai để giảm thuế. Chính điều này đã khiến cho rất nhiều bạn có tên trong hồ sơ thuế theo cách mà mình không hề hay biết.
Là một hành vi vi phạm pháp luật, việc mượn hồ sơ đi làm sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới người mượn và người cho mượn.
Trong trường hợp bạn mượn hồ sơ đi làm và bị người sử dụng lao động phát hiện ra điều này thì bạn hoàn toàn có thể bị mất việc. Theo khoản 1, điều 36 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng doanh nghiệp sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu người lao động cung cấp thông tin một cách không trung thực. Do vậy mà yếu tố ảnh hưởng đầu tiên khi mượn hồ sơ đi làm chính là nguy cơ mất việc.
Tham gia bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ của người lao động khi đi làm. Tuy nhiên, trong trường hợp mượn hồ sơ đi làm thì việc giải quyết hồ sơ để nhận các chế độ liên quan là rất khó khăn, thậm chí có thể bị từ chối giải quyết.
Điều này chính là bởi thông tin và giấy tờ mà người lao động sử dụng để đi làm và tham gia bảo hiểm hoàn toàn khác với thông tin cá nhân của bản thân. Điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc xác minh thông tin đối với cơ quan bảo hiểm xã hội cũng như các thủ tục liên quan cần được hoàn thành.
Ví dụ như với thẻ bảo hiểm y tế, chỉ người đứng tên trên thẻ mới được hỗ trợ thanh toán từ bảo hiểm chứ không phải người mượn thông tin để đóng. Vì thế mà nếu như bạn mượn thông tin và người đứng tên bảo hiểm y tế là một người khác thì khi bạn nằm viện, bạn sẽ không được bảo hiểm y tế hỗ trợ do không đúng người. Điều này cũng tương tự như việc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội lần 1 vậy.
Và chính vì sự ảnh hưởng này mà đôi khi dẫn đến tranh chấp không đáng có giữa người mượn và cho mượn hồ sơ đi làm về vấn đề trợ cấp từ bảo hiểm này.
Nếu không may rơi vào trường hợp bị mượn hồ sơ đi làm hay lỡ mượn hồ sơ đi làm thì bạn sẽ làm gì? Để không bị ảnh hưởng tới quyền lợi của mình cũng như gặp các vấn đề rắc rối liên quan tới hồ sơ, giấy tờ khi đi làm thì bạn sẽ cần có cách giải quyết thích hợp trong tình huống này. Và dưới đây sẽ là những điều bạn cần làm với vấn đề mượn hồ sơ đi làm.
- Tiến hành trình báo về việc mượn hồ sơ đi làm
Bạn sẽ cần phải đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội để thực hiện việc khai báo về vấn đề mượn hồ sơ đi làm. Sau đó, Sở sẽ lạm việc với việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ. Tiến hành xử phạt hành chính đối với người mượn thông tin của người khác làm hồ sơ xin việc và đi làm. Tiếp đến là ra quyết định về việc điều chỉnh thông tin trong hồ sơ.
- Tiến hành nộp hồ sơ điều chỉnh thông tin
Dựa trên công văn kết luận và phiếu nộp phạt và một số giấy từ liên quan khác thì bạn sẽ tiến hành việc chuẩn bị hồ sơ để điều chỉnh các thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội tương ứng. Có thể là cấp lại hoặc cấp mới sổ bảo hiểm xã hội với thông tin đúng về người tham gia bảo hiểm.
Hồ sơ cần chuẩn bị với các giấy tờ sau:
+ 1 tờ khai điều chỉnh thông tin của người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo mẫu TK1-TS.
+ 1 bản sao giấy khai sinh đã công chứng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
+ Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân hay hộ chiếu.
+ Sơ yếu lý lịch đúng của bản thân, có xác nhận của cơ quan làm việc.
+ 1 bản xác nhận thông tin của người sử dụng lao động về thời gian làm việc của người mượn hồ sơ. Trong giấy xác nhận cần có sự cam kết với việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung mình đã xác nhận.
+ 1 bản cam kết của người cho mượn hồ sơ trước pháp luật, được xác nhận bởi địa phương nơi thường trú (địa chỉ theo sổ hộ khẩu). Trong trường hợp người cho mượn đã mất thì không cần có văn bản này.
+ 1 bản cam kết của người mượn hồ sơ trước pháp luật và được xác nhận bởi cơ quan địa phương nơi thường trú.
- Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm
Sau khi đã chuẩn bị xong các giấy tờ cần thiết thì bạn sẽ nộp về cơ quan bảo hiểm ở phòng tiếp nhận hồ sơ. Lúc này bạn sẽ được cán bộ hướng dẫn để thực hiện các thủ tục sáu đó.
Trên đây chính là những chia sẻ về vấn đề mượn hồ sơ đi làm. Mong rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích và giúp bạn nắm được cách xử lý khi gặp tình huống mượn hồ sơ đi làm.
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?