Bạn đang tìm hiểu và muốn theo đuổi học ngành kiểm toán, nhưng chưa hiểu rõ về ngành này. Vậy thì hôm nay trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu về ngành kiểm toán, cơ hội nghề nghiệp của ngành này.
Kiểm toán tên tiếng Anh là “Audit”, theo đó công việc của ngành này là nghiên cứu và kiểm tra lại các tài khoản, tình hình tài chính của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp. Hàng năm, các tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ tổ chức và thuê kiểm toán về để kiểm tra lại tình hình tài chính của công ty.
Trong thời buổi hiện nay phạm vi của ngành kiểm toán rất rộng:
* Kiểm toán về thông tin: có nghĩa là kiểm toán hướng tới sự trung thực và chính xác của các tài liệu, từ đó tạo niềm tin cho những người quan tâm đến vấn đề tài chính.
* Kiểm toán hiệu quả: sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các hoạch định để hoàn thiện các chính sách của công ty, cụ thể kiểm toán hiệu quả là kiểm tra, đánh giá các yếu tố,các nguồn lực trong doanh nghiệp.
* Kiểm toán tính quy tắc: tức là kiểm tra các quy tắc sử dụng trong các tổ chức.
* ….
Đối tượng mà kiểm toán kiểm tra và xác minh lại chủ yếu là các tài liệu kế toán: các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Kiểm toán là sử dụng các phương pháp nghiệp vụ để xác minh các tính trung thực, tính pháp lý của các báo cáo tài chính. Thông thường một kiểm toán viên sẽ có 3 nhiệm vụ chính sau:
* Kiểm tra lại để xác minh lại tính pháp lý và tính trung thực của bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…
* Tiếp theo là đánh giá về tính trung thực và mức độ pháp lý của bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,…
* Tư vấn cho các nhà quản trị, đề xuất các giải pháp giúp các nhà quản trị.
Chúng ta có nhiều cách để phân loại kiểm toán, tuy nhiên thông thường kiểm toán thường được phân loại theo chủ thể kiểm toán và theo cách phân loại này có 3 loại kiểm toán:
* Kiểm toán Nhà nước: Là các kiểm toán của Nhà nước tiến hành kiểm toán các công ty của Nhà nước theo luật định và không mất phí.
* Kiểm toán độc lập: loại kiểm toán này nhận được sự tin tưởng từ bên thứ 3 do họ là các kiểm toán viên tại các công ty chuyên về dịch vụ kiểm toán; và được các tổ chức thuê lại về kiểm toán lại các báo cáo tài chính, các dịch vụ kinh tế khác tùy theo yêu cầu của khách hàng.
* Kiểm toán nội bộ: những báo cáo của kiểm toán viên nội bộ sẽ ít được bên thứ ba như các nhà đầu tư tin tưởng vì họ cũng là nhân viên nội bộ của tổ chức và kiểm toán theo yêu cầu của hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc.
Bất kỳ một công ty hay một doanh nghiệp nào, khi muốn hoạt động thì bắt buộc phải có kế toán và kiểm toán. Bên cạnh đó, ngành kiểm toán làm việc liên quan đến vấn đề tài chính của một công ty, của một tổ chức, vấn đề này là một vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp. Do vậy, kiểm toán có vai trò hết sức quan trọng trong một doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sắp tới kế toán – kiểm toán là một trong 8 ngành nghề được hội nhập trong khối khu vực Asean. Vì vậy triển vọng nghề nghiệp của ngành này rất rộng mở. Tuy nhiên, khi hội nhập như vậy sẽ có một số thách thức đối với các kiểm toán, do đó các kiểm toán phải tự trang bị thêm cho bản thân các kỹ năng để có thể sẵn sàng hội nhập.
Có rất nhiều trường đại học, trung cấp nghề, các trung tâm đào tạo ngành kiểm toán, đào tạo các chứng chỉ của ngành kiểm toán. Sau đây mình sẽ gợi ý cho các bạn một số nơi đào tạo ngành kiểm toán:
* Khoa kế toán – kiểm toán của trường Đại học Kinh Tế Quốc dân
* Khoa kế toán – kiểm toán của trường Học viện Tài Chính
* Khoa kế toán – kiểm toán của trường Đại học Thương Mại.
Mình hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn tìm hiểu được đúng hơn về ngành kiểm toán, từ đó có những định hướng cho bản thân, chọn nghề phù hợp với bản thân của mình.
>>> Xem thêm các bài viết:
Chắc hẳn bạn đã nghe thấy lương khoán trong việc trả lương cho nhân viên. Vậy lương khoán là gì? sự khác nhau giữa lương khoán và lương cố định.
Luật kế toán là thứ một nhân viên kế toán bắt buộc phải ghi nhớ để tránh mắc phải những sai lầm trong công việc liên quan tới pháp luật. cùng tìm hiểu nhé