Bất cứ mỗi chúng ta, khi muốn làm việc trong một lĩnh vực nào đó thì đều phải vượt qua khoảnh khắc phỏng vấn xin việc ở các doanh nghiệp, các công ty. Đây là một bước nằm trong danh mục các bước của quy trình tuyển dụng nhân sự của hầu hết các công ty, doanh nghiệp hiện nay.
Phỏng vấn xin việc là một trải nghiệm vừa thú vị, vừa lo sợ và mang nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Thú vị bởi lần đầu tiên bạn được tiếp xúc với công việc, lĩnh vực mà bạn đang quan tâm, mong muốn vào làm. Lo sợ bởi bạn trăn trở bao điều về nó, suy nghĩ, tính toán chuẩn bị cả về kiến thức lẫn kỹ năng mềm để có thể ứng phó, giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan, thu về cho mình sự hài lòng, cái gật đầu ưng ý từ các nhà tuyển dụng.
Bạn đang trong giai đoạn kiếm tìm việc làm, bạn đang trăn trở lo lâu, hay mơ hồ về phỏng vấn xin việc, hãy để bài viết này giúp bạn có một cái nhìn toàn diện và khách quan nhất về phỏng vấn xin việc.
Phỏng vấn xin việc là phỏng vấn trực tiếp, hay nói cách khác là cuộc trao đổi, trò chuyện, giữa các bên đối thoại với nhau một cách có mục đích. Tuy nhiên, không phải lúc nào phỏng vấn xin việc cũng diễn ra trên cơ sở của những cuộc gặp mặt trò chuyện trực tiếp, mà phỏng vấn xin việc còn có thể diễn ra giữa những cuộc trao đổi trên điện thoại, email,.... Tùy thuộc vào hoàn cảnh và yêu cầu của các nhà tuyển dụng mà các ứng viên sẽ đáp ứng theo. Mục đích cốt lõi của vấn đề phỏng vấn xin việc là tìm ra những gương mặt, những thành viên phù hợp, xứng đáng sẽ về chung nhà lớn với các doanh nghiệp, công ty. Họ chính là những người mà các doanh nghiệp, công ty đang kiếm tìm. Họ phù hợp với các tiêu chí, yêu cầu, chuẩn mực mà phía bên doanh nghiệp đưa ra.
Phỏng vấn xin việc cũng được ví như một buổi đi xem mặt vậy. Nếu hữu duyên, bạn sẽ ở lại gắn bó, trở thành nhân viên chính thức trong doanh nghiệp ấy. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi bạn được vào làm trong một doanh nghiệp, một công ty mà bạn yêu thích, có niềm đam mê và sẵn sàng dồn cả nhiệt huyết vào trong đó. Nếu bạn không phù hợp với công việc ấy, bạn còn kém về kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm việc làm, hay đơn giản là những câu hỏi lắt léo từ phía nhà tuyển dụng đang làm khó bạn, thì việc phỏng vấn xin việc của bạn sẽ kết thúc trong sự thất bại. Bạn sẽ chẳng thể lại một lần phỏng vấn xin việc lại ở công ty, doanh nghiệp đó được nữa. Đừng để điều ấy xảy ra nhiều lần nếu bạn không muốn phỏng vấn xin việc thực sự trở thành nỗi ám ảnh lớn với bạn.
Phỏng vấn xin việc có thể được coi là một giai đoạn hồi hộp và được mong chờ nhất trong quy trình tuyển dụng nhân lực. Bởi đây là công đoạn mà bạn phải đổi mặt trực tiếp với các nhà tuyển dụng, ngồi trước họ, xử lý tất tần tật các câu hỏi hóc búa, đánh lừa với gần như toàn bộ năng lực, kinh nghiệm của bạn. Bạn gần như phải chuẩn bị rất nhiều cho buổi gặp gỡ này. Bạn chuẩn bị mọi thứ một cách kĩ càng, chỉnh chu nhất có thể và điều quan trọng trong buổi gặp gỡ hôm ấy là một tinh thần thoải mái và một sự vững tin. Có được điều ấy, việc vượt qua dễ dàng và ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng không còn là điều gì quá khó khăn với bạn. Ở bài viết này, tôi sẽ giúp bạn bỏ túi ngay các câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi đến để bạn có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào một công việc quan trọng với mình.
Các nhà tuyển dụng sẽ đi từ những câu hỏi dễ dàng dần đến khó để bạn chinh phục họ. Họ không bắt đầu ngay bằng những câu khó mà họ sẽ hỏi bạn những câu hỏi đơn giản về tên tuổi, nghề nghiệp bản thân, trình độ học vấn, các thành tựu đã và đang đạt được, công việc trong tương lai mà bạn mong muốn.
Tiếp theo các nhà tuyển dụng muốn nghe về phương hướng phấn đấu trong tương lai của bạn, bạn mong muốn được làm ở vị trí nào, năng lực của bạn đến đâu.
Một điều quan trọng mà các nhà tuyển dụng không thể bỏ qua đó là hỏi về cách thức mà bạn sẽ giúp công ty phát triển, hay đơn giản như bạn sẽ cống hiến chọn công ty những gì.
Tiếp theo, họ sẽ hỏi những câu hỏi mang tính chuyên môn trong công việc để biết kỹ năng và trình độc của bạn đến đâu. Những dạng câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào chiến lược, chính sách phát triển của công ty, đặc thù công việc riêng của công ty, những kinh nghiệm liên quan đến vị trí, bộ phận trong công ty đang cần tuyển dụng.
Không có một công thức, hay một bài bài mẫu nào cho bạn để bạn có thể vượt qua một cách xuất sắc những câu hỏi ấy. Nhưng chúng tôi có một gợi ý nhỏ cho bạn với những câu hỏi quá khó hoặc bạn chưa tìm được câu trả lời hay bạn còn lúng túng. Bạn không nên chùn bước, bạn nên tập trung suy nghĩ. Một hơi thở thật sâu cùng một nụ cười duyên sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh và ăn điểm trước mắt các nhà tuyển dụng. Họ sẽ thấy rằng không có một khó khăn nào có thể cản bước chân bạn. Và một kinh nghiệm quý báu là bạn hãy nói nhiều và nói kỹ về các điểm mạnh của bạn trong lĩnh vực, công việc ấy.
Vượt qua cuộc phỏng vấn của các nhà tuyển dụng không khó nhưng vượt qua chính những giới hạn của bản thân mình thì càng khó hơn. Nếu bạn còn băn khoăn, bạn còn lo sợ, bạn mong muốn ao ước vào những vị trí, những công việc mà bạn muốn nhưng lại sợ phỏng vấn xin việc, hãy để những kinh nghiệm trên đây giúp đỡ bạn.
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?