Sổ hồng có tên gọi pháp lý là giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền sở hữu đối với nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Đây được coi là một loại giấy tờ phổ biến và quan trọng đối với mỗi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi có nhà ở hợp pháp theo Luật Nhà ở hiện hành. Hãy cùng tìm hiểu về những vấn đề pháp lý liên quan đến sổ hồng nhé.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” là một loại chứng thư có tính chất pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm quản lý và xác nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp đối với đất đai, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của người có quyền đối với những tài sản đó.
Tuy nhiên, đây là giải thích từ ngữ mang tính chất khái quát chung trong lĩnh vực đất đai mà chưa khái niệm được chi tiết về sổ hồng. Dựa trên những quy định của pháp luật chuyên ngành, cụ thể là pháp luật về nhà ở, đặc biệt là Luật nhà ở 2014 hiện hành về những vấn đề về sổ hồng, có thể đưa ra khái niệm chi tiết như sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Sổ hồng) là một loại giấy tờ pháp lý được cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định pháp luật về Nhà ở ghi nhận quyền sử dụng đât, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với nhà ở đó.
Trước đây, theo quy định của Luật Nhà ở 2005 và những văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan như Nghị định số 60-CP ngày 05/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở tại đô thị, sổ hồng có tên gọi pháp lý là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ghi nhận quyền sử dụng đất ở tại khu vực đô thị đối với đất ở đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
Tuy nhiên, khi Luật nhà ở 2014 ra đời và có hiệu lực đã kế thừa, phát huy Luật Nhà ở 2005 và đưa ra những quy định tiến bộ hơn về sổ hồng.
Để được các cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hồng thì các chủ thể phải đáp ứng được điều kiện về chủ thể và có nhà ở hợp pháp.
Về mặt chủ thể, theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014, các chủ thể có đủ điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
Thứ nhất, các tổ chức, hộ gia đình trong nước và cá nhân là công dân Việt Nam.
Thứ hai, người Việt Nam hiện đang định cư ở nước ngoài và phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Thứ ba, tổ chức, cá nhân có có quốc tịch nước ngoài. Chủ thể này cần phải đáp ứng được các điều kiện:
* Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của theo quy định của pháp luật.
* Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài,v.v đang hoạt động tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc tương đương về việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước Việt Nam cấp.
* Đối với cá nhân nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Về các hình thức có nhà ở hợp pháp, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật nhà ở 2014, có nhà ở hợp pháp được thể hiện thông qua các hình thức sau đây:
* Thứ nhất, đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, các chủ thể này có nhà ở hợp pháp được thể hiện thông qua hình thức nhưu đầu tư xây dựng, mua, thuê, nhận tặng, nhận thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự, và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về Dân sự, Đất đai, Nhà ở.
* Thứ hai, đối với người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thì có thể có nhà ở hợp pháp qua các hình thức mua, thuê mua nhà ở mang tính chất thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã bất động sản hoặc theo pháp luật dân sự thông qua các hình thức mua, nhận tặng cho,nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
Ngoài ra, chủ thể này có thể có nhà ở hợp pháp thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, v.v .
* Thứ ba, Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có thể có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
Ngoài ra, chủ thể này có thể mua, thuê, tặng cho, thừa kế nhà ở mang tính chất thương mại. Tuy nhiên, các nhà ở này phải nằm ngoài các khu vực quốc phòng nhằm đảm bảo bí mật và an ninh quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, các chủ thể trên khi có đủ các điều kiện trên thì sẽ được cấp sổ hồng.
Sổ đỏ có tên gọi pháp lý là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với người có quyền sử dụng đất. Trên phương diện pháp lý, sổ hồng và sổ đỏ có những sự khác biệt cơ bản sau đây:
* Thứ nhất, về căn cứ pháp lý, khái niệm và tên gọi pháp lý.
Đối với sổ đỏ, theo quy định tại Luật Đất đai 2013, sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp tại khu vực ngoài đô thị của người có quyền sử dụng đất đối với các loại đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối.
Đối với sổ hồng, Theo quy định tại Luật nhà ở 2014, sổ hồng là một loại giấy tờ pháp lý được cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định pháp luật về Nhà ở ghi nhận quyền sử dụng đât, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với nhà ở đó.
* Thứ hai, về khu vực và loại đất được cấp.
Đối với sổ đỏ, căn cứ theo Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993 về việc giao đất nông nghiệp \sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp thì khu vực được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là ngoài đô thị đối với đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Đối với sổ hồng, sổ hồng phát đối với tất cả các loại đất trên cả nước khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
* Thứ ba, về cơ quan ban có thẩm quyền hành sổ. Đối với sổ đỏ, thẩm quyền ban hành thuộc về Bộ Xây dựng. Đối với sổ hồng, thẩm quyền ban hành thuộc về Bộ tài nguyên và môi trường.
Như vậy, sổ hồng là một loại giấy tờ có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong việc ghi nhận quyền sử dụng hợp pháp đối với đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hãy nắm vững các quy định của pháp luật về loại sổ này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình mỗi khi có tranh chấp xảy ra.
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?