Hô biến sở thích trong CV thành điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng

Để có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong những khúc dạo đầu mà kinh nghiệm không phải là thế mạnh, ngoài kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp và thành tích, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến vai trò quan trọng của sở thích trong CV. Vậy thực sự thì sở thích đóng vai trò gì trong CV xin việc và cần phải trình bày ra sao để hút nhà tuyển dụng? Chúng ta hãy cùng giải mã ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Vai trò của sở thích trong CV?

Một bản CV hạ gục được nhà tuyển dụng luôn yêu cầu cao về sự “cần” và “đủ”, tránh dẫn dắt những thứ dư thừa. Thế nhưng, với những người mới chân ướt chân ráo ra trường và viết CV xin việc thì liệu sở thích sẽ là nội dung thừa hay đủ?

Vai trò của sở thích trong CV?
Vai trò của sở thích trong CV?

1.1. Có nên đưa sở thích vào CV xin việc?

1.1.1. Tác dụng của sở thích khi đưa vào CV, bạn đã biết chưa?

Nếu chưa từng viết CV xin việc trước đó và chưa đọc bài viết này, có lẽ bạn vẫn mang một suy nghĩ rằng, sở thích chẳng qua có tác dụng duy nhất là xóa bỏ những khoảng trống trong CV không có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, ở góc độ các chuyên gia tuyển dụng, họ đánh giá rằng, dù không thể phát huy vai trò quyết định như kinh nghiệm làm việc và học vấn, song thông qua sở thích, các đại diện doanh nghiệp sẽ thấy được sợi dây kết nối giữa những đam mê, mối quan tâm và hiệu quả công việc mà ứng viên trình bày sở thích trong CV đạt được. Nói cách khác, sở thích chính là một trong những thành tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tiềm năng của ứng viên.

Trên thực tế, so với kinh nghiệm, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, sở thích không phải là trường nội dung bắt buộc. Bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này khi có cơ hội đọc qua những bản CV được viết bởi những người có kinh nghiệm. Thậm chí nhiều website tuyển dụng hướng dẫn viết CV còn không đề cập đến nội dung này. Nhưng nếu quyết định đưa nội dung này vào CV, bạn cần biết chọn lọc một cách cẩn thận, tránh làm lu mờ những nội dung chính. Nếu làm được điều này, sở thích sẽ phát huy được một số hiệu quả bất ngờ sau đây:

- Thể hiện được mối liên hệ giữa niềm đam mê với hiệu công công việc

Tác dụng của sở thích khi đưa vào CV, bạn đã biết chưa?
Tác dụng của sở thích khi đưa vào CV, bạn đã biết chưa?

Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các doanh nghiệp đều đề cao những ứng viên thực sự có niềm đam mê với công việc. Sở thích, đam mê giúp họ vượt qua những áp lực, thách thức và cống hiến hết mình. Nếu không có sở thích, đam mê mà chỉ có năng lực và tham vọng kiếm được nhiều tiền bạc, chắc chắn một ngày nào đó nhân viên sẽ từ bỏ công việc. Và sở thích mang lại cho họ niềm tin đó. 

- Tạo cho CV màu sắc cá tính riêng biệt 

Ngoài những giá trị tiềm năng về hiệu quả công việc mà thông qua sở thích nhà tuyển dụng nhìn thấy, nội dung này còn làm cho CV của bạn thêm có màu sắc riêng. Rõ ràng thông qua những sở thích, nhà tuyển tìm được những năng lực riêng, thậm chí là những kỹ năng bạn đã tôi luyện từ trong quá khứ để giờ đây có thể phục vụ có công việc. Cũng nhờ màu sắc riêng biệt trong CV sẽ mở ra một buổi phỏng vấn thú vị với những chia sẻ và câu hỏi xoay quanh mà không phải tẻ nhạt và chỉ tập trung vào những nội dung tuyển dụng. Thông qua sở thích nhà tuyển dụng cũng có nhiều hơn những cơ sở để đánh giá bản thân của ứng viên và độ phù hợp của những ứng viên đó với môi trường và đặc điểm công việc. 

1.1.2. Nhà tuyển dụng có thực sự quan tâm đến sở thích trong CV xin việc không?

Nếu xét theo mức độ quan trọng của các trường thông tin trong CV nổi bật nhất, chắc chắn sở thích không phải là điểm nhấn bạn cần trình bày, càng không phải là thành tố mà nhà tuyển dụng muốn xem đầu tiên. Tuy nhiên, điều này không thể khẳng định được là nhà tuyển dụng hoàn toàn không quan tâm đến sở thích ứng viên gồm những gì. Đặt vào cương vị của bộ phận tuyển dụng mà nói, niềm hứng thú duy nhất mà tất cả những họ quan tâm chính là nội dung cho thấy được mối liên hệ giữa ứng viên ấy với công việc và mang lại cho họ cảm giác yên tâm rằng, chắc chắn ứng viên này sẽ làm nên chuyện.

Nhà tuyển dụng có thực sự quan tâm đến sở thích trong CV xin việc không?
Nhà tuyển dụng có thực sự quan tâm đến sở thích trong CV xin việc không?

Nếu bạn chỉ đơn thuần muốn trình bày sở thích vào trong CV cho có mà không qua tâm đến mong muốn này của nhà tuyển dụng thì chắc chắn nội dung này sẽ không mang lại hiệu quả như bạn khát khao. Nhưng nếu thực sự để tâm vào những mối quan tâm của nhà tuyển dụng, thì dù chỉ làm mục thông tin không bắt buộc như sở thích, vẫn có thể trở thành điểm cộng và giúp bạn có cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn. 

1.2. Đối tượng nào nên đưa sở thích vào CV?

Ghi nội dung trong sở thích đúng chuẩn và hợp với nguyện vọng của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn tạo thêm điểm nhấn. Với những ai mà kinh nghiệm đã quá dày dặn thành tích nổi bật, mục nội dung này không còn có tác dụng lớn nữa, cho nên bạn có thể bỏ qua để tập trung vào những nội dung quan trọng hơn. Còn đối với những ai chưa thực sự tự tin với những thông tin mình đã trình bày thuyết phục được nhà tuyển dụng, bổ sung thêm trường thông tin này là không thừa để tăng thêm sức mạnh cho những nội dung khác. Nếu vẫn đang thực sự cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định rằng, mình có cần thiết phải trình bày thêm sở thích hay không thì tham khảo ngay những trường hợp sau đây:

- Những người thiếu kinh nghiệm

- Đối tượng xin việc là sinh viên đang đi học hoặc mới ra trường

Cùng với đó, nếu ai nằm trong nhóm dưới đây thì cũng không nên đưa sở thích vào CV. 

- Những người không tìm thấy đam mê, sở thích thực sự của mình

- Những người chưa nắm rõ cách mô tả sở thích tốt

- Những đối tượng có đã nội dung CV quá dài. 

Đối tượng nào nên đưa sở thích vào CV?
Đối tượng nào nên đưa sở thích vào CV?

2. Cách trình bày sở thích trong CV xin việc đúng chuẩn

Trong CV có nhiều trường nội dung. Mỗi trường sẽ được triển khai khác nhau. Sở thích quả nhiên sẽ không thể trình bày theo phong cách của kỹ năng hay kinh nghiệm. Trong mục sở thích, để đạt được hiệu quả thiết thực, người viết CV chỉ nên sử dụng phương pháp liệt kê những sở thích của mình. Ví dụ, khi đăng ký vị trí biên tập viên Du lịch, bạn có thể trình bày sở thích như sau:

- Đi phượt 

- Viết lách

Ngoài ra, để tránh sự chung chung của các sở thích, bạn có thể bổ sung thêm các mô tả ngắn gọn cho sở thích của mình thêm phần rõ ý.

Ví dụ: Tôi thích phượt vì nó mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị, khám phá bản thân và đưa tôi gặp gỡ mọi người, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa để làm giàu cho vốn tri thức của bản thân. 

Đặc biệt, với những ai sử dụng các ứng dụng công nghệ để tự thiết kế CV, bạn nên ưu sử dụng các Icon để minh họa cho sở thích của bạn thân mình để làm CV trở nên trực quan, sinh động. Hãy nhớ là không trình bày dài dòng. Dung lượng của một bản CV chỉ khoảng 1,2 trang giấy, sở thích là không phải là nội dung bắt buộc, do vậy hãy cố gắng ngắn gọn và cô đọng nhất. 

3. Một số lưu ý khi trình bày sở thích 

Bên cạnh cách trình bày sở thích, bạn cũng cần nằm lòng thêm một số lưu ý quan trọng để đưa sở thích vào CV cho hiệu quả. 

3.1. Sàng lọc những kỹ năng nổi bật liên quan đến công việc

 Một số lưu ý khi trình bày sở thích đạt hiểu quả cao
 Một số lưu ý khi trình bày sở thích đạt hiểu quả cao

Lưu ý đầu tiên cho bạn chính là sàng lọc những sở thích nổi bật nhất liên quan đến công việc. Chúng tôi thấu hiểu rằng, mỗi người sẽ có nhiều niềm đam mê khác nhau và ai cũng mong đưa chất cá nhân đó vào CV. Tuy nhiên, một bản tóm lược lý lịch chuẩn chỉnh không cho phép bạn làm điều đó. Bởi lẽ nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những nội dung liên quan trực tiếp đến công việc của bạn mà thôi. Do vậy, trước khi đưa sở thích vào CV, bạn cần phải sàng lọc những nội dung sở thích giúp ích cho công việc bạn đang ứng tuyển và chọn tối đa 3,4 sở thích cho vào CV của bạn nhé. 

3.2. Không có sở thích thì viết như thế nào?

Như đã nhấn mạnh, sở thích không phải là nội dung bắt buộc. Bạn có thể trình bày trong CV hoặc không cũng không sao, quan trọng khi bổ sung vào CV nó phải mang lại giá trị. Trường hợp bạn không có sở thích thực sự thì cũng không nên trình bày vào CV, vì nó sẽ liên quan đến độ trung thực của bản CV và gây khó dễ cho bạn trong vòng phỏng vấn nếu nhà tuyển dụng để cập đến nội dung này. 

3.3. Vị trí đặt để của sở thích trong CV

Một lưu ý quan trọng tiếp theo bạn cần nằm lòng khi sở thích vào CV, đó chính là vị trí đặt để. Không phải là điểm nhấn, cho nên việc đặt sai vị trí của sở thích như đặt trên đầu tiên có thể làm lu mờ đi giá trị của những trường nội dung quan trọng khác như kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp hay kỹ năng...Do vậy, bạn chỉ nên đặt sở thích vào vị trí gần cuối CV như sau sau kỹ năng và trước người tham chiếu và vừa đẹp. 

Vị trí đặt để của sở thích trong CV
Vị trí đặt để của sở thích trong CV

Trên đây chính là bí quyết viết sở thích trong CV chuẩn chỉnh dành cho bạn cũng như những lưu ý để giúp bạn đưa vào CV của mình hợp lý nhất. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích cho bạn.

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Hướng dẫn cách tạo File mềm hồ sơ xin việc chuẩn nhất
Hướng dẫn cách tạo File mềm hồ sơ xin việc chuẩn nhất

File mềm hồ sơ xin việc là gì? Tạo file mềm hồ sơ xin việc cần làm như thế nào? Đọc bài viết của vieclamketoan365.com để biết cách làm file mềm này nhé!

 11/03/2022Xem chi tiết >>
Giải đáp thắc mắc về hồ sơ xin việc Tiếng Anh là gì?
Giải đáp thắc mắc về hồ sơ xin việc Tiếng Anh là gì?

Hồ sơ xin việc tiếng anh là gì? Nội dung hồ sơ xin việc Tiếng Anh có gì? Lưu ý gì khi viết hồ sơ xin việc Tiếng Anh? vieclamketoan365.com sẽ bật mí ngay!

 20/01/2022Xem chi tiết >>
Hồ sơ đăng ký Grab và quy trình đăng ký chạy Grab tốc độ nhất
Hồ sơ đăng ký Grab và quy trình đăng ký chạy Grab tốc độ nhất

Hồ sơ đăng ký Grab có vai trò gì? Cách đăng ký chạy Grab ra sao? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết mà vieclamketoan365.com chia sẻ bên dưới.

 07/10/2021Xem chi tiết >>