Thủ tục chốt sổ BHXH và những quy định nhà nước có liên quan

Bạn không biết làm thế nào để chuyển bảo hiểm xã hội? Muốn chuyển được trước tiên phải thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, hãy đọc thông tin dưới đây nhé.

Bạn đang không biết làm thế nào để chuyển bảo hiểm xã hội từ nơi làm cũ sang nơi làm mới? Muốn chuyển được thì trước tiên phải thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, việc này phải do người sử dụng lao động cũ của bạn thực hiện. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội.

1. Thủ tục chốt sổ do người nào thực hiện?

Theo như điều 21, luật BHXH quy định, khi người lao động chấm dứt làm việc theo hợp đồng hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và trả sổ bảo hiểm cho người lao động.

Thủ tục chốt sổ do người nào thực hiện?

 Vậy thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện bởi người sử dụng lao động.

2. Thời gian thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Luật lao động hiện hành (2012), điều 47, khoản 2 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động. Theo đó người sử dụng lao động và người lao động hoàn thành các khoản liên quan đến quyền lợi hai bên, thời hạn thực hiện là 07 ngày làm việc, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 

 

Như vậy thời hạn trễ nhất sẽ là 30 ngày công ty phải chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu quá thời gian này mà bạn vẫn chưa được chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội thì bạn có thể khiếu nại lên giám đốc công ty, Phòng lao động- thương binh xã hội cấp huyện hoặc khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi cơ quan, công ty mình có trụ sở.

3. Người sử dụng lao động thực hiện thủ tục báo giảm lao động

Trước khi thực hiện thủ tục chốt sổ, người sử dụng lao động phải thực hiện thủ tục báo giảm lao động quy định chi tiết tại quyết định 595/QĐ-CP, theo đó người sử dụng lao động cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

 

* Danh sách những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghiệp, bảo hiểm y tế theo mẫu D02-TS.

 

* Giấy in theo mẫu (TK1-TS) như Nghị định trên về khai báo, điều chỉnh thông tin của sổ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

4. Người sử dụng lao động thực hiện thủ tục chốt sổ

Thủ tục này sẽ được quy định cụ thể trong quyết định 595/QĐ-CP.

 

Từ ngày 10/10/2017, căn cứ theo Phiếu giao nhận hồ sơ, hồ sơ sẽ có:

 

* Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hoặc điều chỉnh thông tin lấy theo mẫu TK1-TS mỗi người phải có 01 bản.

 

* Tờ bìa bảo hiểm xã hội theo mẫu mới hoặc sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu cũ mỗi người phải có 01 bản.

 

* Những tờ rời bên ngoài của bảo hiểm xã hội.

Thủ tục chốt sổ BHXH

Theo các mục trên, người sử dụng lao động khi chốt sổ bảo hiểm xã hội phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: chuẩn bị một bộ hồ sơ báo giảm lao động gồm các loại giấy tờ đã nêu ở mục 3.

 

Bước 2: giao nộp hồ sơ báo giảm lao động đến cơ quan BHXH mà cơ quan hoặc công ty đặt trụ
              sở chính, có thể trực tiếp đến nộp hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Thời gian
              giải quyết là 10 kể từ ngày nhận hồ sơ.

 

Bước 3: sau khi thực hiện xong thủ tục chốt sổ, người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ chốt
              sổ bảo hiểm xã hội nêu ở mục 4.

 

Bước 4: giao nộp hồ sơ chốt sổ bảo hiểm đến cơ quan BHXH mà cơ quan hoặc công ty đặt trụ sở
              chính, có thể trực tiếp giao nộp hoặc giao nộp bằng đường bưu điện. Thời gian báo chốt
              là 07 ngày kể từ ngày chốt sổ.  

5. Xử lý người sử dụng lao động trong trường hợp không thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

Người sử dụng lao động không thực hiện thủ tục chốt sổ, gây khó dễ cho người lao động thì bị xử phạt theo quy định của điều 28, nghị định 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại điều 1, nghị định 88/2015/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội hoặc lao động.

 

Người lao động vẫn có thể đăng ký đóng bảo hiểm xã hội ở nơi làm việc mới theo số bảo hiểm xã hội cũ được cấp trong thời gian chờ chốt sổ bảo hiểm xã hội. Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó được cộng dồn vào thời gian tham gia, đóng bảo hiểm xã hội của thời gian làm việc tại nơi làm việc mới, đây là căn cứ để tính thời gian hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, đảm bảo cho quyền lợi của bạn được thực hiện đầy đủ không bị xâm phạm.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn

Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!

 07/11/2022Xem chi tiết >>
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.

 10/10/2022Xem chi tiết >>
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán

Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?

 19/09/2022Xem chi tiết >>