Việc làm kế toán có dễ xin việc hay không và cơ hội việc làm của ngành

Việc làm kế toán có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay. Vậy cơ hội việc làm của ngành kế toán trong tương lai ra sao hãy cùng tôi tìm hiểu nhé!

Việc làm kế toán có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay. Vậy cơ hội việc làm của ngành kế toán trong tương lai ra sao hãy cùng tôi tìm hiểu nhé!

Kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường ngày càng mở rộng và lượng doanh nghiệp trên thị trường ngày càng tăng. Chính vì vậy, một trong những ngành nghề không thể không nhắc đến trong tiến độ phát triển kinh tế này chính là việc làm kế toán.

Chúng ta hiểu thế nào là kế toán? Trong kế toán có những ngành nhỏ nào? Hay muốn theo đuổi nghiệp kế toán thì nên học trường nào? Ra trường có dễ dàng tìm việc làm cho mình không? Những nội dung này sẽ có trong từng phần của bài viết dưới đây giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về việc làm kế toán, công việc kế toán ra sao một cách chi tiết nhất. 

1. Tìm hiểu Kế toán là gì?

Kế toán là gì

Trước tiên, chúng ta cần hiểu “kế toán” là gì? Kế toán là quá trình quan sát, ghi chép, xác định thông tin, tổng hợp thông tin và lập báo cáo tài chính gửi về các cán bộ quản lý cấp trên để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Việc làm kế toán là một ngành nghề có vị trí trọng yếu trong mỗi doanh nghiệp, có tính ổn định cao. 

Kế toán đóng vai trò trọng yếu trong toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, từ các khâu nhỏ nhất đến các khâu lớn nhất. Chi tiết ra sao, bạn hãy đọc tiếp nhé.

Các báo cáo tài chính kế toán định kỳ được tổng hợp và ghi chép bằng những phương thức khác nhau tạo thành hệ thống kế toán.

2. Vai trò của hệ thống kế toán

Hệ thống kế toán có vai trò riêng của nó đóng góp vào hoạt động kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp trong xã hội, cụ thể như sau:

  • Xác định, thu nhận thông tin, ghi chép có hệ thống các sự kiện kinh tế trọng yếu, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán.

  • Phân loại các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện kinh tế thành các nhóm mang tính hữu dụng và dễ tìm kiếm khi cần sử dựng.

  • Tập hợp các thông tin đã có để làm báo cáo tài chính, hỗ trợ quy trình ra quyết định.

Phân loại kế toán

3. Phân loại kế toán

Kế toán trong doanh nghiệp được phân loại như thế nào? Theo các dạng thức khác nhau, ngành kế toán được phân loại thành nhiều công việc khác nhau như:

  • Theo cách thức ghi chép:

+ Kế toán đơn: là việc xác định, ghi chép và phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng biệt, không có quan hệ với các tài khoản kế toán khác.

+ Kế toán kép: là việc xác định, ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào các tài khoản kế toán mà đối tượng của các tài khoản đó có mối quan hệ đối ứng với nhau.

Cách phân biệt cơ bản giữa hai loại tài khoản này là mối quan hệ đối ứng giữa các tài khoản kế toán,

  • Theo thành phần:

+ Kế toán bán hàng: bán hàng chính là quá trình chuyển hoá trạng thái từ hàng sang tiền. các công việc cơ bản của kế toán bán hàng là xử lý giấy tờ, hoá đơn, chứng từ, kế toán các khoản thu chi, giảm trừ công nợ và trạng thái đơn hàng.

+ Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi, ghi chép tình hình xuất – nhập kho hay nguyên vật liệu dự trữ cho quá trình sản xuất, tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp phù hợp (phương pháp đường thẳng, phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp nhập trước – xuất trước/ nhập trước – xuất sau…), lập các báo cáo tài chính về nguyên vật liệu phục vụ công tác sản xuất/lãnh đạo…

+ Kế toán tài sản cố định: đây là một loại kế toán quan trọng vì nó liên quan đến tổng tài sản/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Kế toán tài sản cố định chính là lập báo cáo về tổng số tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp theo quy định của nhà nước; theo dõi và phản ánh kịp thời các loại tài sản cố định doanh nghiệp hiện có/nhận góp vốn hoặc nhượng bán, thanh lý.

+ Kế toán chi phí và giá thành: Đây là một loại kế toán quan trọng vì nó liên quan đến hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; có mối quan hệ mật thiệt với doanh thu, lợi nhuận, xác định kết quả kinh doanh (xác định lãi, lỗ) của doanh nghiệp.

+ Kế toán tiền lương: là việc xử lý các giấy tờ, ghi chép kế toán đối với mỗi đối tượng nhân viên/công nhân về tiền lương và các khoản trích bởi lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nhiên, bảo hiểm thất nghiệp…) của họ.

Bên cạnh đó còn rất nhiều loại kế toán khác nếu phân loại theo phần hành.

  • Theo chức năng cung cấp thông tin: đây là cách thức phân loại phổ biến và quan trọng nhất với mỗi doanh nghiệp.

+ Kế toán tài chính: thu nhận và xử lí thông tin một cách khách quan cho không chỉ người quản lý doanh nghiệp và còn cung cấp thông tin cơ bản cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp, giúp họ ra quyết định đối với mục tiêu họ quan tâm (có thể là các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp nguyên vật liệu, người lao động có ý định xin việc vào doanh nghiệp, nhà đầu tư vốn hay đối tác bán hàng…)

Trong việc lập báo cáo, kế toán tài chính cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung, không được tự ý sáng tạo.

Các báo cáo kế toán cơ bản: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…

  • Các thông tin trên báo cáo mang phạm vi toàn doanh nghiệp, được báo cáo khách quan, chính xác theo tháng, theo quý hoặc theo năm.

+ Kế toán quản trị: thu nhận và xử lí thông tin thích hợp và linh hoạt với các vấn đề khác nhau để cung cấp cho nội bộ doanh nghiệp, phục vụ công tác quản trị và ra quyết định của nhà quản trị (nhà quản trị ở đây bao gồm giám đốc, quản lý các cấp, quản đốc, giám sát viên…) phù hợp với định hướng và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 

Trong việc lập báo cáo, kế toán quản trị sử dụng các nguyên tắc do doanh nghiệp đề ra, có tính linh hoạt, không bắt buộc.

Các báo cáo kế toán cơ bản: Báo cáo tiến độ, chi phí sản xuất, Báo cáo bán hàng (các bút toán liên quan đến giá vốn, doanh thu…), báo cáo dự trữ vật tư…

  • Các thông tin trên báo cáo mang phạm vi hẹp, mỗi báo cáo gắn với một hoặc một số bộ phận thuộc doanh nghiệp, được báo cáo kịp thời, thường xuyên theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo năm.

Như vậy, công việc kế toán có rất nhiều việc mà nhiều người sẽ đảm nhiệm khác nhau. Đối với những doanh nghiệp, đơn vị có quy mô vừa và lớn, một người không thể đảm nhiệm hết những nhiệm vụ này mà mỗi một kế toán sẽ đảm nhiệm những phần việc cụ thể của mình trong hoạt động của doanh nghiệp. 

Nhu cầu việc làm kế toán hiện nay

4. Nhu cầu hiện nay của thị trường đối với ngành kế toán 

Như đã nhấn mạnh ở trên, kế toán là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhu cầu về ngành kế toán trong thị trường là rất cao. Theo số liệu năm 2018, cả nước ta có hơn 130.000 doanh nghiệp được thành lập với số vốn đăng kí gần 1.5 triệu tỉ đồng. Mỗi một doanh nghiệp sẽ cần dùng số lượng kế toán tỉ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp nhỏ sẽ cần 2-3 kế toán, các doanh nghiệp/tập đoàn lớn có thể sử dụng đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kế toán. Vì vậy, việc làm kế toán có giá trị với thị trường không chỉ trong hiện tại mà còn trong cả tương lai với tốc độ mở rộng thị trường của mỗi doanh nghiệp.

5. Nên học kế toán ở đâu?

Học kế toán ở đâu

Nếu như đã thấy được tầm quan trọng của kế toán trong nội bộ cũng như trong toàn thể doanh nghiệp thì đến đây, rất nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi “Nên học kế toán ở đâu?” để vừa chuyên sâu lại chi phí tốt? 

Có thể nói chưa bao giờ, bạn lại thuận lợi học kế toán như ngày nay. Có bao nhiêu hình thức đào tạo ở Việt Nam thì cũng có bấy nhiêu cách đạo tạo kế toán cho những người có nhu cầu từ hệ đại học, cao đẳng cho tới trung cấp từ hệ chính quy, tại chính cho tới từ xa, liên thông… Hiện nay tại Việt nam, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành kế toán, có thể kể đến một số trường top đầu như:

  • Đại học Kinh tế quốc dân (NEU)

 Đây là trường đại học đứng đầu trong việc đào tạo khối ngành kinh tế ở Việt nam, đồng thời trường cũng là trung tâm nghiên cứu vĩ mô chuyên sâu, góp phần đưa ra chính sách kinh tế và chuyển giao công nghệ của nền kinh tế Việt Nam. 

Tính riêng ngành kế toán, trường nằm trong top 10 trường cao nhất cả nước về số lượng nguyện vọng đăng kí.

  • Đại học Thương mại

Đây là trường đại học công lập với chất lượng đa ngành và gắn với trách nhiệm tiếp cận giáo dục đại học đối với các gia đình chính sách, các khu vực chưa phổ biến giáo dục.

Trường ĐH Thương mại đào tạo kế toán, quản lý kinh tế, Du lịch, Ngân hàng tài chính…. có chất lượng, đảm bảo đầu ra tốt của nước ta.

  • Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Đây là một trường đại học chuyên ngành kinh tế tại Việt Nam, được đánh giá nằm trong top 1000 trường đại học chuyên ngành kinh tế đứng đầu thế giới với các ngành trọng điểm được đào tạo như Tài chính, Kế toán, Kiểm toán. Đây là một trong những trường đại học hàng đầu trong đào tạo kế toán trên cả nước. 

  • Học viện Ngân hàng

Đây là trường đại học công lập, thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, với việc đào tạo đa ngành, định hướng nghề nghiệp thiên về ứng dụng, Học viện Ngân hàng một trong những trường đại học hàng đầu trong việc đào tạo việc làm kế toán.

  • Học viện Tài chính

Đây là một trường đại học lâu đời về đào tạo ngành tài chính – kế toán, nhiệm vụ cốt lõi là đào tạo và cung cấp lực lượng ngành tài chính – ngân hàng cho Việt nam và các nước láng giềng (Lào, Campuchia…)

Trên đây là các trường đại học đã đào tạo chuyên ngành kế toán lâu đời và được biết tới rộng rãi. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học, cao đẳng như ĐH KD và CN, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Thủy Lợi, Đại học Công Đoàn… trên cả nước cũng mở đào tạo chuyên ngành kế toán cho các bạn trẻ theo học nhằm đáp ứng nhu cầu học lớn trong xã hội. 

6. Vậy, học ngành kế toán ra trường làm gì?

Học kế toán ra trường làm gì

Đây là câu hỏi mà nhiều bạn học sinh muốn đăng kí nguyện vọng học về kế toán để có quyết tâm thi cử và theo học hơn. Không chỉ bó gọn trong công việc kế toán phổ biến, bạn còn nhiều cơ hội việc làm khác khi học chuyên ngành này. Với chuyên ngành về kế toán được đào tạo tại trường đại học, sinh viên ra trường có thể phát triển bản thân, sự nghiệp ở những vị trí việc làm như sau:

Nhân viên kế toán

Tất nhiên là học kế toán thì sẽ làm nhân viên kế toán rồi, nhưng ngoài ra vẫn còn một số công việc khác mà bạn có thể làm sau khi học kế toán.

Nhân viên kiểm toán – tài chính ngân hàng

  • Nếu yêu thích, đam mê thực thụ với việc làm kế toán, bạn nên tìm hiểu hai công việc này. Với đặc điểm của công việc liên quan tới quyết toán doanh thu – chi phí, lập báo cáo tài chính, xác định kết quả kinh doanh thu được, kế toán hỗ trợ quá trình ra quyết định quản lý của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu có năng lực ngoại ngữ, bạn có thể ứng tuyển tại các công ty liên doanh hoặc ngân hàng quốc tế.

  1. Nhân viên phân tích thị trường

  1. Nhân viên phân tích chứng khoán

  • Nếu bạn chi tiết, tỉ mỉ, có năng lực nhạy bén với số liệu và các sự biến đổi của thị trường, bạn có thể cân nhắc hai công việc này. Tại đây, bạn có thể có mức lương khá cao cùng môi trường chuyên nghiệp để phát huy, khẳng định giá trị bản thân.

  1. Nhân viên quản lí dự án

  • Nếu bạn am hiểu các chính sách kinh tế và pháp luật của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam hãy thử tìm hiểu ngành này nhé, bạn sẽ có bất ngờ đấy!

  1. Nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ

  • Đây là công việc thực hiện các giao dịch ngân quỹ và mức lương tuỳ theo năng lực.

Thanh tra kinh tế

  • Kiểm tra và đánh giá mức độ của các nhân viên khối ngành kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nghiên cứu sinh, giảng viên khối ngành Kế - Kiểm 

  • Nếu không chỉ yêu thích kinh tế, kế toán mà còn thích thú với môi trường sư phạm, tội gì không thử sức mình với công việc giảng viên, đúng không nào? Tuy nhiên, thông thường, công việc làm kế toán, bạn có thể đáp ứng và làm được việc nhanh hơn. Còn đối với một số vị trí khác, có thể bạn sẽ phải trau dồi thêm kiến thức, khóa học hay cần có kinh nghiệm làm thực tế để làm quen với công việc cụ thể. 

Trên đây là một số chia sẻ về lĩnh vực việc làm kế toán, tin rằng bạn cũng đã tự trả lời được các câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực này rồi. Và tôi tin bài viết cũng sẽ phần nào giúp bạn mạnh mẽ hơn khi bước chân vào con đường này, mạnh mẽ lên và tôi tin bạn sẽ làm được.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn
Kế toán hóa đơn là gì? Một số thông tin cần biết về kế toán hóa đơn

Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!

 07/11/2022Xem chi tiết >>
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết
Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ chi tiết

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.

 10/10/2022Xem chi tiết >>
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán
Kỳ kế toán là gì? Tham khảo một số quy định liên quan đến kỳ kế toán

Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?

 19/09/2022Xem chi tiết >>