Bạn đang tìm kiếm một chương trình thực tập tuyệt vời tại một trong những công ty tiềm năng hiện nay. Tuy nhiên, bạn chưa biết cách viết mẫu đơn xin thực tập sao cho hiệu quả. Bài viết này xin gửi bạn hướng dẫn cách viết đơn dành cho ứng viên đi thực tập.
Là một ứng viên trong hàng dài người nộp CV, bạn cần phải biết cách làm nổi bật mình. Và đơn xin thực tập là một trong những phương tiện quyết định bạn là đối tượng được săn đón của nhà tuyển dụng hay là ứng viên bị bỏ qua ngay trong vòng phỏng vấn.
Sau đây, tôi xin điểm qua một số mẹo quan trọng trong hướng dẫn viết đơn xin thực tập mà bất kỳ ứng viên nào cũng nên thuộc lòng:
* Độ dài đơn không dài quá 2 trang A4.
* Không sử dụng những từ ngữ không trang trọng (tiếng lóng).
* Không kèm ảnh nếu nhà tuyển dụng chưa yêu cầu.
* Trung thực vì nhà tuyển dụng sẽ phát hiện ra.
Đây là phần đầu tiên trong hướng dẫn viết đơn mà tôi muốn gửi đến bạn. Trong phần này, bạn cần lưu ý vài điểm chính sau:
* Bắt đầu với tên của bạn. Bên dưới là địa chỉ email và số điện thoại.
* Thêm địa chỉ nhà để nhà tuyển dụng ước lượng được khoảng cách từ nhà của bạn đến công ty.
Bước 2: Mô tả sơ lược
Phần mô tả sơ lược trong đơn xin thực tập để ứng tuyển vào vị trí thực tập của bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:
* Thể hiện được bạn là ai.
* Trình bày được nguyên do tại sao bạn quan tâm đến vị trí thực tập này.
* Trình bày nguyện vọng nghề nghiệp của bạn là gì.
* Giữ phần này ngắn gọn chỉ trong 3 - 5 câu.
* Tập trung vào vị trí thực tập mà bạn muốn nộp hồ sơ.
Ví dụ: Tôi là một sinh viên giỏi chuyên ngành kế toán của trường Học viện tài chính. Bằng những kỹ năng và kiến thức chuyên môn được giảng dạy tại trường, tôi tin rằng mình phù hợp với vị trí thực tập sinh kế toán của công ty Gỗ Nội Thất Năm Sao. Tôi mong muốn bản thân ngày càng hoàn thiện nghiệp vụ kế toán và trở thành Kế toán trưởng trong vòng 5 năm tới.
Bước 3: Kỹ năng chính
Khi trình bày phần kỹ năng chính, bạn cần chú ý những điểm sau:
* Liệt kê những kỹ năng của bản thân.
* Liệt kê những kỹ năng mà vị trí thực tập yêu cầu.
* Lựa chọn kỹ năng nổi bật, quan trọng nhất phù hợp với yêu cầu công việc.
* Không dài dòng lan man, chỉ tập trung vào các kỹ năng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Có thể kể đến như: kỹ năng lập kế hoạch và sắp xếp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tin học văn phòng.
Bước 4: Học vấn
Điều đầu tiên bạn phải tuân thủ khi đưa trình độ học vấn vào là trình bày trình độ mới nhất của bạn trước tiên. Những môn học liên quan đến vị trí công việc nhất có thể được liệt kê kèm điểm số bên dưới. Sẽ thật thuyết phục khi bạn có bằng chứng chứng minh khả năng chuyên môn phù hợp với vị trí công việc.
Bước 5: Kinh nghiệm làm việc
Đối với các sinh viên nộp CV đi thực tập, nhiều bạn khá lúng túng không biết cách trình bày phần này ra sao. Tôi xin hướng dẫn viết phần kinh nghiệm làm việc cho bạn với những điểm chính sau:
* Nếu có kinh nghiệm làm việc liên quan, hãy liệt kê vai trò chính và thành tích của bạn.
* Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc, liệt kê những kinh nghiệm chuyển giao từ công việc cũ hay hoạt động học tập, ngoại khóa là ý tưởng hay.
* Chỉ liệt kê các trách nhiệm chính.
* Những con số thành tích sẽ thuyết phục nhà tuyển dụng hơn.
* Không quên ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc công việc.
Bước 6: Sở thích
* Hãy thử liên kết sở thích của bạn với vị trí thực tập bạn đăng ký.
* Trình bày ngắn gọn, súc tích chỉ trong 2 - 3 dòng.
* Sử dụng những gạch đầu dòng rõ ràng sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ theo dõi.
Ví dụ: tôi yêu thích bóng đá và có khả năng quản lý, lãnh đạo đội 12 người. Hay tôi yêu thích đọc sách, đặc biệt là sách chuyên ngành kế toán.
Bước 7: Người tham vấn
Thật tồi tệ nếu công ty liên hệ với người tham vấn và người đó không biết bạn là ai. Do đó, bạn cần phải chú ý:
* Đây có thể là đồng nghiệp, giáo viên, bạn bè, quản lý cũ của bạn.
* Liên lạc trước với họ khi điền họ vào mục người tham vấn.
* Những thông tin người tham vấn được trình bày gồm số điện thoại, email, vị trí công việc và tên công ty.
* Không cung cấp quá nhiều thông tin về người tham vấn.
Thực tập chính là bước đệm để bạn có được công việc ổn định sau này. Do đó, việc chuẩn bị một mẫu đơn chỉnh chu là điều vô cùng cần thiết. Trên đây là hướng dẫn viết đơn xin thực tập cho ứng viên muốn đi thực tập mà tôi chia sẻ với bạn.
>>> Xem thêm các bài viết:
Kế toán hóa đơn là gì? Kế toán hóa đơn làm việc gì? Có mấy loại hóa đơn? Nguyên tắc xuất hóa đơn là gì và một số lưu ý bạn cần biết. Xem ngay!
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kế toán nội bộ là gì và công việc cụ thể cần làm? Hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới đây.
Kỳ kế toán là gì? Kỳ kế toán được phân loại như thế nào? Cách tính kỳ kế toán. Xử phạt hành chính khi áp dụng sai quy định về kỳ kế toán như thế nào?